9 tuyệt chiêu ăn uống vào con không vào mẹ
1. Uống nhiều nước
Cơ thể mẹ bầu cần lượng nước nhiều hơn so với người bình thường. Bổ sung nước đầy đủ không chỉ giúp tăng cường lượng nước ối cho thai nhi mà còn giúp ngăn ngừa viêm đường tiết niệu. Ngoài ra, mẹ bầu uống đủ nước cũng sẽ ngăn chặn được cơn đói và kiểm soát sự thèm ăn. Bạn nên bổ sung khoảng 3 – 4 lít nước mỗi ngày, uống nhiều vào buổi sáng và hãy nhớ đừng uống trước khi đi ngủ để có giấc ngủ trọn vẹn nhé!
2. Ăn sáng đầy đủ dưỡng chất
Dinh dưỡng cho bà bầu luôn quan trọng. Nhất là thực đơn bữa sáng. Rất nhiều chị em bận rộn và quên luôn bữa sáng hoặc ăn sáng qua loa đều không tốt cho sức khỏe. Bạn nên nạp nhiều năng lượng vào bữa sáng và giảm dần vào bữa tối. Điều này giúp mẹ không bị tăng cân, đủ năng lượng làm việc trong ngày dài và con vẫn hấp thụ được nhiều dinh dưỡng.
Trong bữa ăn của mình bạn nên lựa chọn các loại tinh bột có lợi từ bánh mỳ, ngũ cốc nguyên hạt, ngô, khoai, các loại đậu… để không lo bị đói và tăng cân.
Bữa sáng đủ dinh dưỡng cho mẹ bầu
3. Chia nhỏ các bữa ăn
Nôn nghén khi mang thai là tình trạng mẹ bầu nào cũng phải đối mặt. Bí quyết là bạn nên chia nhỏ các bữa ăn trong ngày. Từ 3 bữa có thể tăng lên thành 5 – 6 bữa nhưng hãy nói không với đồ ăn vặt nhé! Bạn nên bổ sung nhiều hoa quả, rau xanh, ngũ cốc, các loại hạt… sẽ tốt cho cơ thể. Không nên nạp quá nhiều thức ăn nhanh, đồ chiên xào nhiều dầu mỡ … đều khiến bạn tăng cân vù vù.
4. Thói quen ăn chậm nhai kỹ
Nghiên cứu chỉ ra rằng mẹ bầu cần nạp đủ 2500 calories/ngày. Do cơ thể có sự gia tăng hormone nên mẹ bầu thường có cảm giác nhanh đói hơn. Bạn nên ăn chậm, nhai kĩ để giảm cảm giác thèm ăn, không nên vừa ăn vừa xem ti vi sẽ rất khó để kiểm soát năng lượng.
5. Đừng nghĩ ăn cho cả con
Mẹ bầu luôn có tâm lý phải ăn nhiều gấp đôi để con hấp thụ được dinh dưỡng. Nhưng thực chất ăn nhiều không hề tốt hơn cho thai nhi. Bạn chỉ cần ăn uống đúng cách, điều độ, tăng cường bổ sung hoa quả, vitamin, các loại thịt cá chứa nhiều omega 3, canxi, magie, sắt… là đủ. Liều lượng mỗi ngày cũng đều có khuyến cáo nên mẹ bầu không nhất thiết phải cố “nhồi nhét” vì nghĩ có lợi cho con.
Xem thêm: Dinh dưỡng khi mang thai: 6 loại dưỡng chất không thể bỏ qua
6. Thói quen tập thể dục
Mẹ bầu tập thể dục phù hợp với thể trạng vừa giúp cơ thể tăng cường sức đề kháng, vừa giảm đau lưng trong thai kì, đem lại giấc ngủ ngon mỗi tối. Các bài tập Yoga cho bà bầu, bơi lội, đi bộ nhẹ nhàng… đều rất tốt để kiểm soát cân nặng.
Gợi ý tư thế Yoga tốt cho phụ nữ mang thai
7. Hạn chế các món mặn và đồ ngọt
Các món mặn thường kích thích bạn ăn nhiều tinh bột hơn gây tăng cân, phù chân tay, tăng huyết áp. Còn các món ngọt chứa nhiều đường khiến bạn dễ bị tiểu đường thai kì, tăng cân không kiểm soát. Bạn không cần phải kiêng tuyệt đối các món này nhưng nên hạn chế ăn vì vừa không tốt cho sức khỏe, vừa làm tăng nguy cơ bệnh lý trong thai kì. Ngoài ra, bạn cũng không nên sử dụng các loại thức ăn nhanh, đồ ăn chế biến sẵn như dăm bông, xúc xích, thịt xông khói… đều có hàm lượng cao và chất béo không bão hòa có hại cho cơ thể.
Khẩu phần ăn của mẹ bầu cần phải có 25% chất đạm từ thịt cá, trứng, 25% tinh bột từ bánh mì, khoai, bún và 50% các loại rau củ quả… Bạn nên bổ sung sữa tươi không đường, phô mai cứng (không có vi khuẩn), sữa chua không đường, nước ép hoa quả… đều rất tốt mà không gây thừa cân.
8. Ăn giảm dần vào buổi trưa và tối
Bạn nên ăn nhiều hơn vào buổi sáng và giảm dần vào buổi tối. Kinh nghiệm là bạn hãy ăn nhiều rau xanh vào buổi tối nhiều hơn, giảm tinh bột để không bị tăng cân.
Ngoài ra, bạn cũng nên kết thúc bữa tối trước 19h để dạ dày chuyển hóa hết dinh dưỡng. Nếu bạn bị đói vào ban đêm hãy duy trì thói quen uống 1 ly sữa trước khi đi ngủ khoảng 1 tiếng để nạp năng lượng giúp ngủ ngon.
Bữa tối nên tăng cường ăn rau, giảm tinh bột
9. Bổ sung đầy đủ các loại vitamin khi mang bầu
Các dưỡng chất cho bà bầu không thể thiếu là sắt, canxi, vitamin D, axit folic… Bạn nên tăng cường bổ sung vitamin tổng hợp trong suốt thời kì mang thai để thai nhi được khỏe mạnh và không lo thiếu dinh dưỡng.
Hi vọng những chia sẻ trên đây có thể giúp bạn thiết lập chế độ ăn uống lành mạnh giúp thai nhi phát triển khỏe mạnh và mẹ không phải phiền não về cân nặng. Chúc bạn có thai kì bình an!
-
Ngôi thai ngược được hiểu là khi đầu của bé quay về phía ngực của...
-
Tình trạng dây rốn quấn cổ còn được gọi là tràng hoa quấn cổ có...
-
Ra máu khi mang thai tháng cuối còn được gọi là máu báo sinh. Hiện...
-
Khi mang thai, tình trạng ra máu luôn khiến mẹ bầu lo lắng. Nhưng ra...
-
Tim thai là mốc quan trọng hàng đầu cho thấy thai nhi khỏe mạnh và...