3 tháng đầu thai kì mẹ bầu nên ăn gì, kiêng gì?

09:59 Ngày 10/12/2020
Chế độ dinh dưỡng trong thai kì luôn được các mẹ bầu quan tâm. Đặc biệt trong 3 tháng đầu thai kì mẹ bầu cần chú ý thiết lập thực đơn ăn uống lành mạnh. Cụ thể, bạn nên ăn gì, kiêng gì để tốt cho sự phát triển của thai nhi, hãy cùng tìm hiểu qua nội dung bài viết dưới đây nhé!.

Dinh dưỡng 3 tháng đầu thai kì quan trọng như thế nào?

Chế độ ăn uống giúp thai nhi phát triển. Bắt đầu từ tuần thứ 4 của thai kì, não bộ và hệ thống thần kinh của trẻ đang hình thành. Sang đến tuần thứ 6, não bộ và tủy sống của thai nhi được hình thành, kèm theo sự hoạt động của tim và các cơ quan nội tạng. Sang tuần thứ 12 của thai kì các bộ phận trên cơ thể thai nhi cũng đang hoàn thiện.

Trong 3 tháng đầu thai nhi cần được bổ sung các dưỡng chất như canxi, sắt, vitamin D, axit folic,... Trường hợp mẹ bầu thiếu hụt dinh dưỡng có thể là nguyên nhân gây dị tật thai nhi, suy dinh dưỡng, nguy hiểm hơn là sảy thai trong những tuần đầu thai kì. Do vậy để thai nhi phát triển khỏe mạnh mẹ bầu cần đặc biệt chú ý đến chế độ ăn uống phù hợp.

3 tháng đầu thai kì mẹ bầu nên ăn gì?

1. Thực phẩm họ đậu

Đậu là thực phậm giàu hàm lượng protein. Đậu giúp cung cấp năng lượng cần thiết cho các hoạt động của mẹ bầu và giúp phát triển mô tế bào của thai nhi. Đậu cũng rất tốt để ngăn ngừa táo bón.

Bạn có thể làm các món đậu xào, cháo đậu đen, chè đậu xanh… để cơ thể hấp thu dinh dưỡng tối đa.

3-thang-dau-mang-thai-nen-an-gi-1

Đậu rất tốt cho sức khỏe mẹ bầu

2. Rau cải xanh

Rau cải xanh giúp tăng cường chất sắt và axit folic giúp tăng cường sức đề kháng, giảm nguy cơ dị tật bẩm sinh cho thai nhi. Bạn nên tích cực ăn canh rau cải xanh để giảm thiểu ốm nghén trong thai kì.

3. Trái cây có múi

Các loại trái cây có múi như: chanh, cam, bưởi, quýt… rất giàu vitamin C, axit folic và chất xơ. Vitamin C rất tốt cho sức khỏe, để tăng cường sức đề kháng, giúp hấp thụ sắt tối đa. Đặc biệt với những mẹ bầu bị nôn nghén nặng, các loại trái cây này còn giúp giảm nôn mửa, khó chịu trong hệ tiêu hóa.

4. Trứng

Trứng cung cấp protein và vitamin D rất cần thiết cho sự phát triển hệ thống xương của thai nhi. Bạn nên ăn khoảng 3 quả trứng một tuần để cơ thể hấp thụ dinh dưỡng.

3-thang-dau-mang-thai-nen-an-gi-2

Trứng cung cấp protein dồi dào

5. Cá loại cá nước ngọt

Cá giúp bổ sung canxi và vitamin D dồi dào cho cơ thể.  Hàm lượng omega 3 có trong cá còn rất tốt để phát triển não bộ và tế bào thần kinh của thai nhi.

6. Thịt bò

Thịt bò cung cấp lượng sắt cần thiết cho cơ thể của mẹ. Hàm lượng protein cũng giúp giảm nôn nghén ở mẹ bầu, cung cấp dinh dưỡng cho thai nhi phát triển toàn diện.

7. Sữa và các sản phẩm từ sữa

Sữa và các chế phẩm từ sữa là nguồn dinh dưỡng chứa nhiều canxi, vitamin và các lợi khuẩn hỗ trợ hệ tiêu hóa. Bạn nên uống 2 ly sữa mỗi ngày kết hợp với ăn sữa chua để giảm nguy cơ táo bón trong thai kì.

3-thang-dau-mang-thai-nen-an-gi-3

Mẹ bầu nên tăng cường uống sữa mỗi ngày

3 tháng đầu thai kì mẹ bầu không nên ăn gì?

1. Dứa

Dứa là thực phẩm có chứa bromelain – hoạt chất gây co bóp tử cung dẫn đến dọa sảy thai, sảy thai. Những mẹ bầu cơ địa yếu, sảy thai nhiều lần tuyệt đối không nên ăn dứa. Đến tháng cuối của thai kì mẹ bầu mới nên dùng dứa để kích thích chuyển dạ nhanh hơn.

2. Cua

Cua có thể gây co thắt tử cung, xuất huyết bất thường rất nguy hiểm. Nhất là với những mẹ bầu cơ địa dễ dị ứng với cua tuyệt đối không nên ăn cua.

3-thang-dau-mang-thai-nen-an-gi-4

Cua có thể gây dị ứng nguy hiểm cho thai nhi

3. Lô hội (nha đam)

Nước ép lô hội có thể gây xuất huyết vùng chậu dẫn tới sảy thai rất nguy hiểm.

4. Hạt mè (vừng)

Hạt vừng là thực phẩm cung cấp magie dồi dào nhưng không nên sử dụng trong đầu thai kì. Tuyệt đối không dùng hạt vừng với mật ong còn có thể dẫn đến sảy thai. Đến tháng thứ 9 bạn mới nên ăn nhiều hạt vừng để tử cung mở dễ dàng, thuận lợi cho việc sinh nở.

5. Gan động vật

Mặc dù gan động vật chứa nhiều vitamin A nhưng mẹ bầu chỉ nên ăn khoảng 1- 2 lần/ tháng. Nếu ăn quá nhiều có thể gây tích tụ nhiều retinol tăng nguy cơ sảy thai ngoài ý muốn.

6. Đu đủ

Trong đu đủ xanh có chứa các enzyme gây co bóp tử cung mạnh mẽ có thể dẫn đến sảy thai.

7. Chùm ngây

Chùm ngây giàu vitamin, kali và sắt nhưng lại chứa alpha sitosterol có hại cho thai nhi. Mẹ bầu 3 tháng đầu nên tránh thực phẩm này.

8. Thực phẩm sống

Các loại rau, củ, quả, thịt sống đều có thể chứa vi trùng có hại cho thai nhi, ảnh hưởng hệ tiêu hóa của mẹ bầu nên suốt thai kì bạn không nên dùng.

9. Hải sản chứa thủy ngân

Các loại hải sản chứa hàm lượng thủy ngân cao như: cá biển, tôm, cua biển… rất nguy hiểm đến thai nhi. Bạn nên thay thế nhóm thực phẩm này bằng tôm, cá nước ngọt sẽ tốt hơn.

3-thang-dau-mang-thai-nen-an-gi-5

Hải sản biển chứa nhiều thủy ngân gây hại cho thai nhi

10.  Muối

Khi mang thai bạn nên giảm tối đa lượng muối để tránh bị phù chân, tăng huyết áp, nhiễm độc thai nghén.

Những lưu ý trong chế độ ăn uống của bà bầu 3 tháng đầu thai kì

Ăn uống trong 3 tháng đầu thai kì cần đặc biệt lưu ý:

  • Mặc dù mẹ bầu thường nghén và chán ăn nhưng nên đảm bảo nguồn dinh dưỡng cho thai nhi. Hãy chia nhỏ bữa ăn thành 5 – 6 bữa trong ngày thay cho 3 bữa chính để giảm cảm giác chán ăn.
  • Nên chọn thực phẩm dễ tiêu hóa, tránh những thực phẩm nhiều đường, nhiều chất béo.
  • Không nên uống nước hoa quả trước bữa ăn để tránh gây hại cho hệ tiêu hóa.
  • Không dùng các chất kích thích như bia rượu gây hại cho hệ thần kinh của thai nhi.
  • Uống ít nhất 2 lít nước mỗi ngày.

Mẹ bầu cần đặc biệt cẩn trọng trong chế độ ăn uống khi mới mang thai. Ngoài ra, thai phụ cũng cần kết hợp thăm khám thường xuyên theo chỉ dẫn của bác sĩ chuyên khoa để có thai kì khỏe mạnh.

Tags: Dọa sảy thai , Điều trị động thai
ĐĂNG KÝ GẶP DƯỢC SỸ
Bài đọc nhiều nhất
Hỏi chuyên gia
KẾT NỐI VỚI CHÚNG TÔI