14 vấn đề mẹ bầu thường phải đối mặt trong thai kì và tư vấn của bác sĩ

04:14 Ngày 10/06/2021
Bạn đang mang thai và băn khoăn không biết những triệu chứng ốm nghén, mệt mỏi, đau bụng, đau lưng của mình có nguy hiểm không? Bài viết tổng hợp 14 vấn đề mẹ bầu hay gặp phải trong thai kì và lời khuyên của bác sĩ chuyên khoa để mẹ bầu yên tâm hơn nhé!

1.Rạn da

Rạn da khiến mẹ bầu nào cũng lo lắng, nhưng đây là dấu hiệu rất bình thường. Mẹ bầu có thể phải đối mặt với rạn da ngay từ thời kì đầu mang thai, khi kích cỡ bầu ngực tăng quá nhanh do hormone thai kì. Đến giai đoạn cuối thai kì, khi thai nhi lớn nhanh cũng khiến bụng của chị em có dấu hiệu căng giãn quá mức. Ngoài ra, việc kiểm soát cân nặng kém trong thời gian mang bầu cũng khiến chân, hông và vùng cánh tay dễ dàng bị rạn.

- Lời khuyên của bác sĩ:

Bạn có thể sử dụng các sản phẩm chống rạn da bằng liệu pháp thiên nhiên sẽ giúp giảm rạn tốt hơn.

Rạn da khi mang thai

2. Ốm nghén

Ước tính khoảng 50 - 80% chị em mang thai đều phải đối mặt với triệu chứng này. Đặc biệt là trong khoảng 3 tháng đầu thai kì. Bạn sẽ có các biểu hiện nh: buồn nôn, nôn nhiều, chán ăn, mệt mỏi…

Nguyên nhân gây ốm nghén chủ yếu do hàm lượng hormone thai kì dẫn đến sự nhạy cảm về mùi vị và thay đổi khẩu vị ăn uống của chị em. Đây là hiện tượng bình thường và có thể chấm dứt sau khoảng 3 tháng đầu thai kì.

- Lời khuyên của bác sĩ:

Mẹ bầu nên bổ sung các loại vitamin, đặc biệt là magie qua thực phẩm hoặc viên uống theo chỉ dẫn của bác sĩ sản khoa.

3. Mụn

Nguyên nhân hình thành mụn ở mẹ bầu thường do lượng hormone thai kì thay đổi dẫn đến các tuyến bã nhờn dưới da hoạt động mạnh mẽ hơn. Ngoài ra, nồng độ hormone androgen cũng là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến mụn trứng cá khi mang bầu.

- Lời khuyên của bác sĩ:

Bạn nên vệ sinh mặt hàng ngày, tuyệt đối không dùng tay để nặn mụn. Hãy cân nhắc sử dụng các sản phẩm trị mụn khi mang bầu để tránh ảnh hưởng đến thai nhi.

4. Suy tĩnh mạch và tĩnh mạch mạng nhện

Nhiều chị em bị suy giãn tĩnh mạch chủ yếu xuất hiện dưới chân. Nguyên nhân là do nội tiết tố nữ estrogen gia tăng, trọng lượng cơ thể tăng dẫn tới dồn xuống chân nhiều hơn, làm tĩnh mạch bị chèn ép, gây căng, giãn tĩnh mạch. Nhiều mẹ bầu còn bị giãn tĩnh mạch ở da mặt, cánh tay và cổ.

- Lời khuyên của bác sĩ:

Mẹ bầu nên tập thể dục thể thao vừa sức, không nên ngồi lâu một chỗ để mạch máu được lưu thông. Ngoài ra, có thể sử dụng vớ y khoa để thúc đẩy lưu thông máu. Về chế độ ăn uống, chị em nên tăng cường ăn nhiều rau xanh, hoa quả để cải thiện hệ tuần hoàn.

5. Đau khớp háng, xương mu cuối thai kì

Đây là vấn đề chị em nào cũng phải đối mặt. Nguyên nhân là do bà bầu khi mang thai tháng cuối là lúc trọng lượng thai nhi tăng nhanh dồn ép xuống xương chậu và xương mu dẫn đến đau mỏi. Cơ thể người mẹ lúc này cũng sản sinh hormone làm giãn xương chậu để chuẩn bị cho quá trình sinh nở dẫn đến khớp chậu lỏng lẻo tăng đau mỏi.

- Lời khuyên của bác sĩ:

Bạn nên tăng cường bổ sung Canxi theo chỉ dẫn của bác sĩ để củng cố hệ xương tốt hơn. Ngoài ra, tập Yoga cho bà bầu cũng là giải pháp hạn chế cơn đau mỏi.

6. Bệnh trĩ

Ước tính có khoảng 50% chị em phải đối mặt với bệnh trĩ khi mang thai. Nhất là với những chị em từ 28 tuần thai trở đi, thai nhi càng chèn ép đến hệ tiêu hóa nhiều hơn, dẫn đến tình trạng khó tiêu, đầy bụng.

Đặc biệt, thai nhi phát triển cũng khiến tĩnh mạch giãn nở quá mức, nhất là tĩnh mạch hậu môn và trực tràng, lâu dần sẽ tiến triển thành bệnh trĩ. Hormone gia tăng trong thai kì cũng là nguyên nhân dẫn đến tình trạng này.

- Lời khuyên của bác sĩ:

Bạn nên uống nhiều nước, ăn nhiều rau xanh, hoa quả và tập thể dục thường xuyên rất tốt cho cơ thể. 

7. Chuột rút

Chuột rút thường xảy ra ở chân, đặc biệt là khi nằm nghỉ ngơi, buổi tối. Cơn chuột rút có thể bắt đầu từ tháng thứ 3 của thai kì, và tiếp tục gia tăng cường độ cho đến khi bạn sinh nở. Nguyên nhân gây chuột rút được cho là do trọng lượng cơ thể tăng ảnh hưởng đến quá trình lưu thông máu. Ngoài ra, những chị em bị thiếu canxi trong thai kì cũng khiến tình trạng chuột rút tệ hơn.

- Lời khuyên của bác sĩ:

Mẹ bầu nên bổ sung ít nhất 1000mg canxi/ ngày kết hợp với tập thể dục nâng cao sức khỏe, cải thiện lưu thông máu.

8. Khó thở

Khi mang thai, cơ hoành - dải mô cơ ngăn cách giữa tim và phổi với bụng sẽ đột ngột tăng về kích cỡ dẫn đến ảnh hưởng đến quá trình thở của bà bầu. Nồng độ hormone progesterone tăng cao cũng khiến mẹ bầu phải thở nhanh và gấp hơn để cung cấp đủ dưỡng khí cho thai nhi. Thai nhi càng lớn mẹ bầu càng cảm thấy mệt và thở khó.

- Lời khuyên của bác sĩ:

Mẹ bầu cần phải bổ sung sắt kết hợp với nghỉ ngơi, kê cao gối khi ngủ để cải thiện tình trạng này.

9. Nám da

Nám da thường xuất hiện quanh vùng gò má, trán, môi của chị em. Da của chị em cũng có dấu hiệu xỉn, các vùng nách, đùi màu da cũng có xu hướng thâm đen hơn. “Thủ phạm” chính là do nội tiết tố dẫn đến sản sinh melanin gây nám da.

- Lời khuyên của bác sĩ:

Bạn nên sử dụng kem chống nắng hoặc các sản phẩm chăm sóc da từ tự nhiên để cải thiện tình trạng này.

10. Ợ chua

Ợ chua là biểu hiện của rối loạn tiêu hóa do chế độ ăn uống không khoa học. Chị em thai nhi lớn nhanh cũng dẫn đến chèn ép dạ dày và cơ quan tiêu hóa làm thức ăn chuyển hóa chậm, gây ợ chua, ợ nóng.

- Lời khuyên của bác sĩ:

Chị em nên tránh ăn đồ nhiều dầu mỡ, nên kê cao đầu khi đi ngủ. Nếu bạn thấy ợ chua kèm theo dấu hiệu đau dạ dày cần phải gặp bác sĩ để tư vấn. 

11. Đi tiểu nhiều

Són tiểu hay thường xuyên buồn tiểu là dấu hiệu phổ biến ở mọi thai phụ. Nguyên nhân là do áp lực của tử cung ảnh hưởng đến bang quang dẫn đến mẹ bầu buồn tiểu nhiều hơn.

- Lời khuyên của bác sĩ chuyên khoa:

Mẹ bầu không nên nhịn tiểu. Trước khi đi ngủ bạn không nên uống nước để tránh đi tiểu mất ngủ giữa đêm.

12. Choáng váng, mệt mỏi

Đây là biểu hiện thường gặp do chị em bị hạ huyết áp hoặc thiếu máu thai kì. Tình trạng này rất dễ gây ngã, trượt chân… nguy hiểm đến thai nhi.

- Lời khuyên của bác sĩ:

Bạn nên bổ sung sắt để ngăn ngừa thiếu máu thai kì. Ngoài ra, không nên đi giày cao gót, chỉ đi giày đế thấp để giữ thăng bằng cơ thể tốt hơn.

13.  Đau lưng

Đau lưng là tình trạng 80% bà bầu phải đối mặt. Đau lưng càng về tháng cuối càng nghiêm trọng hơn do thai nhi phát triển tạo sức ép cho xương cột sống.

- Lời khuyên của bác sĩ:

Nếu bạn có thai kì khỏe mạnh nên chú ý tập Yoga thường xuyên để giảm đau lưng, mệt mỏi trong thai kì.

14. Khó ngủ

Khó ngủ không chỉ do hormone mà còn do rất nhiều yếu tố khác như: mẹ bầu bị stress, căng thẳng, ăn quá no hoặc uống nhiều nước trước khi đi ngủ.

- Lời khuyên:

Bạn nên giải tỏa stress, căng thẳng, đi ngủ đúng giờ giấc, ăn uống hợp lí để chất lượng giấc ngủ được đảm bảo.

Bài viết đã tổng hợp 14 vấn đề thường gặp ở mẹ bầu. Nếu bạn đang gặp phải những rắc rối trong thai kì có thể liên hệ hotline: 0982.91.55.53 để được tư vấn hỗ trợ.

Tags: Dọa sảy thai
ĐĂNG KÝ GẶP DƯỢC SỸ
Bài đọc nhiều nhất
Hỏi chuyên gia
KẾT NỐI VỚI CHÚNG TÔI