Vị thuốc Bạch linh ngăn chặn phù thũng khi mang thai
1.Đặc điểm thảo dược Bạch linh
Bạch linh còn có tên gọi khác là Phục linh, Bạch phục linh, Xích phục linh. Tên khoa học của dược liệu này là Poria cocos Wolf. (Pachyma hoelen Rumph.), thuộc họ Nấm lỗ Polyporaceae.
Đây là loại nấm ký sinh hoặc hoại sinh thường gặp trên rễ cây thông. Người xưa coi đây là linh khí của cây thông nấp dưới mặt đất nên được gọi là Bạch linh. Loại nấm này có hình khối to, nặng tối đa khoảng 5kg, bên ngoài màu nâu đen, sờ vào thấy thô ráp, sần sùi.
Nấm khô thường có dạng hình thoi, dẹt, màu nâu hoặc đen, lồi lõm. Khi bẻ ra thấy bên trong có màu trắng. Nếu cắn thấy có vị nhạt, dính răng, không có mùi.
Riêng lớp bạch linh bì là lớp vỏ được tách ra, không đồng nhất, chất xốp. Bạch linh khối được tách thành bỏ lớp bì, phần lõi bên trong được cắt thành nhiều khối hình dạng khác nhau.
Bạch linh chủ yếu xuất hiện ở Nhật Bản, Trung Quốc và Nga. Ở Việt Nam, loại nấm này được phát hiện ở một số tỉnh có khí hậu ôn đới ẩm hoặc cận nhiệt đới.
Hình ảnh cây Bạch linh
2. Thành phần hóa học của Bạch linh
Nghiên cứu chỉ ra rằng Bạch linh có chứa Polysaccharides (đường đa) và Triterpenes và các thành phần khác như: acid hữu cơ, ergosterol, cholin, histidine, lecithin, histamin, cephalin.
Vì vậy, Bạch linh được dùng trong các bài thuốc lợi tiểu, chống nôn, kháng khuẩn, giảm phù nề, trị tiêu chảy, chữa ung thư.
3. Vị thuốc Bạch linh trong Đông y
Bạch linh có vị nhạt, tính bình, chủ yếu tác động vào 5 kinh: Phế, Thận, Tỳ, Vị, Tâm giúp an thần, lợi thủy, tiện tỳ.
Dân gian chủ yếu dùng Bạch linh như một dạng thuốc bổ, lợi tiểu, tránh phù thũng nên rất phù hợp cho chị em đang mang thai. Đặc biệt là những đối tượng bị mất ngủ, hay lo âu, ăn uống kém.
Vị thuốc Bạch linh trong Đông y
Dưới đây là một số bài thuốc dùng Bạch linh bạn có thể tham khảo:
- Bài thuốc lợi tiểu tiêu phù (ngũ linh tán):
Bạch linh 10g Bạch truật 10g
Trư linh 10g Trạch tả 12g
Quế chi 4g
Cách dùng: Bạn đem tán thành bột mịn, mỗi lần dùng 10g, ngày uống 3 lần.
- Bài thuốc trị phù nề tiểu ít cho phụ nữ có thai:
Bạch phục linh 10g Trach tả 10g
Uất lý nhân 10g
Các dùng: Bạn đem sắc uống, mỗi ngày dùng 1 thang chia làm 3 lần.
- Bài thuốc trị phù do cơ thể suy nhược:
Phục linh 250g Cám gạo mịn 60g
Cách dùng: Đem tán thành bột mịn, ngày uống 2 lần, mỗi lần 10g.
- Bài thuốc trị tiêu chảy do tỳ hư (Hương sa lục quân):
Đảng sâm 10g Bạch truật 10g
Bạch linh 10g Chích thảo 3g
Trần bì 5g Bán hạ 5g
Gừng chế 5g Mộc hương 4g
Sa nhân 4g
Cách dùng: Bạn đem sắc thành bột mịn, mỗi lần dùng 4 – 8g.
- Bài thuốc trị mất ngủ cho phụ nữ có thai:
Bạn dùng các loại thảo dược Bạch linh, Đảng sâm, Viễn chí, Long nhãn nhục, Xương bồ, Chu sa mỗi loại 40g, trộn với nhau tạo thành viên nhỏ. Uống 1 lần 10 – 20g vào chiều tối.
- Bài thuốc trị cơ thể suy nhược (Sâm linh bạch truật tán):
Bạch linh 80g Bạch truật 80g
Đảng sâm 80g Hoài sơn 80g
Đậu ván trắng sao 80g Hạt sen 80g
Ý dĩ 80g Cát cánh 40g
Sa nhân 40g Trần bì 40g
Chích cam thảo 40g
Cách dùng: Bạn đem trộn các vị thuốc với gừng và táo, rồi đem tán nhỏ, thành bột mịn, mỗi ngày dùng 3 lần, mỗi lần 4 - 8g.
Khang mẫu nhi – Hỗ trợ an thai từ thảo dược
Như vậy, Bạch linh có tác dụng rất hiệu quả để điều trị các triệu chứng đi ngoài, ăn uống không tiêu, cơ thể suy nhược, ốm yếu ở phụ nữ mang thai. Chị em hoàn toàn có thể kết hợp Bạch linh với các dược liệu khác để tăng cường sức đề kháng, an thai khỏe mạnh.
Khang mẫu nhi hỗ trợ an thai từ thảo dược
Sản phẩm Khang mẫu nhi được bào chế từ Bạch linh và các thảo dược quý của Đông y, giúp hỗ trợ an thai hiệu quả. Khang mẫu nhi được nghiên cứu dựa trên ứng dụng bài thuốc “Thái sơn thạch bàn thang” có tác dụng an thai rất tốt. Bài thuốc cổ truyền này được Y học cổ truyền và khoa học hiện đại đề cao rất nhiều.
Ngoài ra, Khang mẫu nhi còn được gia giảm thêm các vị thuốc: Hoa hòe giúp bổ máu, A giao giúp chỉ huyết, Củ gai giúp an thai. Khang mẫu nhi đạt tiêu chuẩn GMP của Bộ Y tế, đảm bảo an toàn cho người dùng.
-
Ngôi thai ngược được hiểu là khi đầu của bé quay về phía ngực của...
-
Tình trạng dây rốn quấn cổ còn được gọi là tràng hoa quấn cổ có...
-
Ra máu khi mang thai tháng cuối còn được gọi là máu báo sinh. Hiện...
-
Khi mang thai, tình trạng ra máu luôn khiến mẹ bầu lo lắng. Nhưng ra...
-
Tim thai là mốc quan trọng hàng đầu cho thấy thai nhi khỏe mạnh và...