Từ A đến Z những điều mẹ bầu cần biết về nhiễm trùng đường tiểu khi mang thai

04:32 Ngày 25/01/2021
Chị em đang mang thai thấy đi tiểu ra máu hoặc xét nghiệm nước tiểu phát hiện có hồng cầu là dấu hiệu điển hình của nhiễm trùng đường tiết niệu (UTI). Đây là bệnh lý khi đường tiết niệu bị nhiễm vi khuẩn lâu ngày gây nên. Dưới đây là những điều mẹ bầu nào cũng cần phải biết về viêm nhiễm đường tiết niệu khi mang thai.

Nhiễm trùng đường tiểu là gì?

Nhiễm trùng đường tiết niệu (UTI) thường có nguyên nhân từ vi khuẩn xâm nhập và gây hại cho đường tiết niệu. Cụ thể, nhiễm trùng đường tiết niệu bao gồm: nhiễm trùng bàng quang và nhiễm trùng thận. Chị em mang thai rất dễ bị bệnh lý này do nội tiết tố thay đổi, môi trường âm đạo thường xuyên ẩm ướt do khí hư ra nhiều dẫn đến vi khuẩn dễ xâm nhập thông qua âm đạo. Ngoài ra, khi thai nhi càng lớn sẽ gây sức ép đến với bàng quang và trực tràng dẫn đến nguy cơ nhiễm trùng tăng cao.

Một số dấu hiệu nhiễm trùng đường tiểu khi mang thai là:

+ Đi tiểu thường xuyên, tiểu buốt, tiểu rát.

+ Cảm giác nóng rát ở vùng kín.

+ Đi tiểu có màu sắc lạ (màu vàng hoặc lẫn máu).

+ Sốt âm ỉ không rõ lí do.

+ Cảm thấy đau lưng, khó chịu ở vùng xương chậu.

+ Nước tiểu có mùi hôi.

Khi nhận thấy có biểu hiện đi tiểu khó khăn, mẹ bầu nên đi thăm khám để biết rõ nguyên nhân và điều trị sớm.

nhiem-trung-duong-tiet-nieu-khi-mang-thai-1

Nhiễm trùng đường tiết niệu có thể gây hại thai nhi

Nguyên nhân gây nhiễm trùng đường tiểu khi mang thai

Chị em mắc viêm niệu đạo cấp tính hoặc viêm bàng quang thường do nhiễm vi khuẩn Escherichia coli (E. coli) gây nên.

Còn viêm bể thận là 1 dạng bệnh nhiễm trùng thận do vi khuẩn xâm nhập từ máu dẫn đến ảnh hưởng chức năng thận.

Như vậy nhiễm trùng đường tiểu khi mang thai không thể tự khỏi mà cần phải có biện pháp điều trị càng sớm càng tốt, tránh để ảnh hưởng lâu dài đến sức khỏe.

Chẩn đoán nhiễm trùng đường tiểu khi mang thai

Để phát hiện chính xác bạn có bị nhiễm trùng đường tiểu hay không cần phải thực hiện một số xét nghiệm sau:

- Xét nghiệm nước tiểu: Thông qua kết quả xét nghiệm sẽ thấy các chỉ số về hồng cầu, bạch cầu và vi khuẩn. Trước khi lấy nước tiểu bạn tuyệt đối không nên vệ sinh bằng nước phụ khoa để tránh ảnh hưởng đến kết quả.

- Cấy nước tiểu: Đây là xét nghiệm thường được chỉ định sau khi đã tiến hành phân tích nước tiểu.

- Chụp X-quang bàng quang: Hình ảnh thu được sẽ giúp chẩn đoán bệnh lý về sỏi thận và sưng bàng quang.

- Nội soi bàng quang: Bác sĩ sẽ sử dụng dụng cụ chèn một ống nhỏ vào niệu đạo để kiểm tra những bất thường ở niệu đạo và bàng quang.

Xem thêm: Ngứa vùng kín khi mang thai là biểu hiện của bệnh gì? 

Điều trị nhiễm trùng tiểu khi mang thai

- Điều trị bằng Tây y:

Bác sĩ sẽ sử dụng kháng sinh để tiêu diệt vi khuẩn gây hại. Một số loại kháng sinh thường dùng như: Amoxicillin, Cefuroxim, Azithromycin, Erythromycin. Một số loại thuốc được dùng phổ biến như: nitrofurantoin hoặc trimethoprim-sulfamethoxazole được khuyến cáo không nên dùng vì có thể gây dị tật bẩm sinh. Lộ trình uống khoảng 3 – 7 ngày để giảm nhanh các triệu chứng khó chịu.

- Điều trị bằng biện pháp dân gian:

Ngoài việc dùng kháng sinh như trên bạn hãy kết hợp một số biện pháp dưới đây để giảm nhanh các triệu chứng khó tiểu, tiểu buốt, tiểu rát:

+ Uống nhiều nước: Mẹ bầu tăng cường uống nước sẽ khiến đi vệ sinh nhiều hơn, loại bỏ nhanh các vi khuẩn có hại.

+ Ăn hoa quả: Quả nam việt quất và dâu được nghiên cứu có công dụng rất tốt trong việc ngăn ngừa Ecoli bám vào thành bàng quang hoặc đường tiết niệu. Bạn có thể dùng ít nhất 2 ly nước ép mỗi ngày để giúp tiểu tiện dễ dàng. Lưu ý nhỏ là nếu mẹ bầu đang sử dụng thuốc chống loãng máu hoặc thuốc kháng viêm không steroid cần phải cẩn trọng khi dùng quả nam việt quất.

+ Sữa chua Hy Lạp:  Trong loại sữa chua này có rất nhiều lợi khuẩn giúp cải thiện sức khỏe đường ruột và giúp giảm nhanh nhiễm trùng đường tiểu.

+ Giấm táo: Sử dụng giấm táo sẽ khiến nước tiểu mang tính axit cao, ngăn ngừa vi khuẩn. Tuy nhiên không nên dùng nhiều giấm táo vì có thể làm hỏng men răng.

+ Các loại quả vitamin C: Thực phẩm chứa C giúp tăng cường hệ thống miễn dịch và hỗ trợ chống nhiễm trùng. Bạn nên tăng cường ăn các loại quả như: mơ, cam, chanh, ớt, cà chua…

+ Nước dừa: Thức uống này rất giàu chất điện giải và tốt cho mẹ bầu những tháng cuối mang thai. Bạn có thể uống mỗi ngày 2 ly nước dừa để làm tăng nước ối, hỗ trợ hệ tiêu hóa.

nhiem-trung-duong-tiet-nieu-khi-mang-thai-2

Thực phẩm mẹ bầu nên ăn khi bị nhiễm trùng đường tiết niệu

Ngăn ngừa nhiễm trùng đường tiểu khi mang thai

Muốn ngăn chặn nhiễm trùng đường tiểu khi mang thai mẹ bầu cần lưu ý một số thói quen vệ sinh như sau:

- Không nhịn tiểu.

- Vệ sinh vùng kín sạch sẽ sau khi đi tiểu và đi ngoài.

- Không nên ngâm mình trong bồn tắm hoặc đi bơi ở vùng nước bẩn.

- Mẹ bầu không nên ăn đồ ngọt quá nhiều để tránh kích thích vi khuẩn sinh sôi.

- Không sử dụng băng vệ sinh hàng ngày hoặc sản phẩm vệ sinh vùng kín có chứa hóa chất tẩy rửa có thể dẫn đến kích ứng và làm vi khuẩn sinh sôi.

Trên đây là những điều mẹ bầu nên biết về nhiễm trùng đường tiểu khi mang thai. Mong rằng chị em đã có thêm nhiều hiểu biết về bệnh lý này và có lối sống, sinh hoạt lành mạnh để ngăn ngừa nhiễm khuẩn đường sinh dục.

Tags: Hỏi đáp chuyên gia
ĐĂNG KÝ GẶP DƯỢC SỸ
Bài đọc nhiều nhất
Hỏi chuyên gia
KẾT NỐI VỚI CHÚNG TÔI