Tiền sản giật khi mang thai: Nguyên nhân, dấu hiệu, cách điều trị
Tiền sản giật ở phụ nữ mang thai là gì?
Tiền sản giật là một trong những biến chứng nguy hiểm nhất của thai kì. Tiền sản giật hình thành thường do mẹ bầu bị nhiễm độc thai nghén. Bệnh chủ yếu phát triển sau tuần thứ 20 của thai kì, đặc biệt phổ biến vào sau tuần thứ 37. Thống kê cho thấy khoảng 5-8% phụ nữ mang thai bị tiền sản giật vào 3 tháng cuối của thai kì.
Tiền sản giật là do mạch máu bị co thắt và phần nội mạch phù dày. Nhất là các chị em bị bệnh thận, tiểu đường, bệnh basedow... sẽ gây tổn thương thận, gan, chảy máu, co giật khi chuyển dạ, thai nhi chậm phát triển, suy thai, thai lưu rất nguy hiểm. Mẹ bầu cần phải đặc biệt chú ý.
Nguyên nhân và hậu quả của tiền sản giật
Nguyên nhân của tiền sản giật là do đâu?
Một số giả thuyết cho rằng tiền sản giật là do nhau thai có vấn đề. Nhau thai là bộ phận quan trọng giúp thai nhi tiếp nhận ô xi và dinh dưỡng. Với các mẹ bầu bị tiền sản giật, mạch máu nuôi dưỡng nhau thai bị chèn ép,chít hẹp khiến nhau thai không nhận được dinh dưỡng.
Tuy nhiên nguyên nhân cụ thể của tiền sản giật vẫn chưa được khẳng định chắc chắn. Các bác sĩ chỉ đưa ra yếu tố nguy cơ khiến mẹ bầu bị tiền sản giật như sau:
- Do thai phụ bị cao huyết áp.
- Mẹ bầu mắc một số hội chứng như: máu khó đông, tiểu đường, bệnh thận, bệnh tự miễn như lupus ban đỏ…
- Chị em bị thừa cân, béo phì.
- Mẹ bầu mang song thai, đa thai, sinh con đầu lòng…
- Thai phụ có tiền sử bị tiền sản giật.
- Thai phụ ăn uống kém, mang thai khi ngoài 40 tuổi.
- Khoảng cách giữa các lần mang thai ít hơn 2 năm hoặc nhiều hơn 10 năm đều có nguy cơ bị tiền sản giật cao hơn.
- Chị em mang thai bằng phương pháp thụ tinh trong ống nghiệm.
Xem thêm: Bị thủy đậu khi mang thai: Chớ coi thường các biến chứng
Tiền sản giật nguy hiểm như thế nào?
Tiền sản giật nếu không được phát hiện sớm và xử lí kịp thời có thể gây tử vong cho cả mẹ và thai nhi. Một số biến chứng mẹ bầu cần chú ý như:
- Đối với thai phụ:
+ Biểu hiện của tiền sản giật là những cơn co giật liên tục, sau đó là hôn mê. Nếu không được xử lý đúng cách, thai phụ có thể bị co giật đến mức tử vong.
+ Tiền sản giật còn làm tăng nguy cơ gây bong nhau non, chảy máu nhiều, xuất huyết võng mạc, chảy máu trong gan, bệnh tim mạch… gây nguy hiểm đến tính mạng.
+ Tiền sản giật gây suy giảm chức năng gan, rối loạn đông máu rất dễ gây tử vong.
+ Là tiền đề gây nên hội chứng HELLP gây tán huyết, men gan cao, lượng tiểu cầu thấp dẫn đến đau bụng, buồn nôn, nôn, đau đầu… đe dọa tính mạng mẹ và bé.
+ Biến chứng gây suy thận cấp, phù phổi cấp, suy tim cấp… Tình trạng này thường diễn ra trước hoặc sau khi sinh một vài giờ.
- Đối với thai nhi:
+ Gây chết lưu do thai nhi không nhận được dinh dưỡng và ô xi từ mẹ.
+ Gây sinh non, suy dinh dưỡng, chảy máu thổi, bị ngạt….
Triệu chứng của tiền sản giật là gì?
Mẹ bầu có thể nhận biết tiền sản giật nhờ các dấu hiệu sau:
- Huyết áp cao từ 140/90 mmHg trở lên.
- Protein trong nước tiểu cao: > 0,3g/l
- Mắt nhìn kém, bị suy giảm thị lực.
- Sưng phù chân, tay, mặt.
- Đau bụng ở dưới hoặc trên xương sườn bên phải.
- Tăng cân đột ngột không kiểm soát, có thể lên tới 2kg/tuần.
- Thường xuyên buồn nôn, nôn ói liên tục.
- Đau đầu, chóng mặt.
- Đi tiểu ít.
Những dấu hiệu trên cũng có thể là bệnh lý khác mẹ bầu đang phải đối mặt trong thai kì. Vì vậy nếu nghi ngờ bị tiền sản giật tốt nhất mẹ bầu nên đi khám để tránh nguy hiểm.
Biểu hiện của tiền sản giật
Điều trị tiền sản giật như thế nào?
Điều trị tiền sản giật cần căn cứ vào các triệu chứng và giai đoạn thai kì. Cụ thể như sau:
- Nếu mẹ bầu bị tiền sản giật nhẹ đến trung bình ở tuổi thai dưới 36 tuần thì nên nghỉ ngơi tuyệt đối tại nhà. Mẹ bầu phải thường xuyên kiểm tra huyết áp để đảm bảo huyết áp không tăng.
- Mẹ bầu bị tiền sản giật nặng ở tuổi thai lớn hơn 36 nên thực hiện phương pháp sinh mổ để cứu mẹ và con.
- Trường hợp mẹ bầu bị tiền sản giật nặng trước 24 tuần tuổi thì bác sĩ có thể tư vấn bạn kết thúc thai kì sớm để đảm bảo an toàn tính mạng.
Phòng ngừa tiền sản giật như thế nào?
Do không tìm hiểu được chính xác nguyên nhân nên cũng không thể có biện pháp phòng ngừa triệt để tiền sản giật. Để có một thai kì khỏe mạnh mẹ bầu cần chú ý:
- Bổ sung đầy đủ DHA, EPA và tăng cường các thực phẩm giàu Omega-3 gồm: cá hồi, súp lơ, quả óc chó, hạt vừng…
- Bổ sung canxi đầy đủ trong thai kì sẽ giúp giảm 50% nguy cơ tiền sản giật. Một số thực phẩm giàu canxi mẹ bầu nên tích cực tăng cường như: sữa, súp lơ, đậu bắp…
- Tăng cường bổ sung vitamin D có trong dầu cá, nấm hương, các loại ngũ cốc…
- Tập thể dục phù hợp với sức khỏe như: yoga, ngồi thiền, bơi lội…
- Mẹ bầu cần phải thường xuyên theo dõi thai kì, siêu âm và kiểm soát huyết áp, cân nặng theo chỉ dẫn của bác sĩ chuyên khoa.
Tiền sản giật là tình trạng vô cùng nguy hiểm với cả mẹ và con. Bạn nên thực hiện lối sống khoa học, ăn uống đầy đủ dinh dưỡng và thăm khám thường xuyên để tránh biến chứng thai kì nguy hiểm này.
-
Ngôi thai ngược được hiểu là khi đầu của bé quay về phía ngực của...
-
Tình trạng dây rốn quấn cổ còn được gọi là tràng hoa quấn cổ có...
-
Ra máu khi mang thai tháng cuối còn được gọi là máu báo sinh. Hiện...
-
Khi mang thai, tình trạng ra máu luôn khiến mẹ bầu lo lắng. Nhưng ra...
-
Tim thai là mốc quan trọng hàng đầu cho thấy thai nhi khỏe mạnh và...