Tất tần tật những điều cần biết về canxi hóa bánh nhau

04:39 Ngày 02/08/2021
Bánh nhau bị canxi hóa là dấu hiệu cho thấy thai nhi đã trưởng thành. Nếu canxi hóa vào những tuần cuối thai kì hầu như không đáng lo ngại. Canxi hóa bánh nhau quá sớm có thể do mẹ bầu bổ sung quá nhiều canxi không đúng với chỉ định của bác sĩ chuyên khoa. Cùng tìm hiểu thêm về vấn đề canxi hóa bánh nhau dưới đây nhé!

Vai trò của bánh nhau đối với thai nhi?

Bánh nhau được coi là cơ quan đảm nhiệm vai trò trao đổi dinh dưỡng và oxy từ mẹ vào thai nhi, giúp bào thai phát triển. Bánh nhau còn giúp các hoạt động nội tiết của thai kì.

Bánh nhau được ví như lá phổi, giúp truyền oxy nuôi dưỡng thai nhi, bảo vệ thai nhi khỏi những nguy cơ sặc ối, uống phải nước ối, đào thải các độc tố ra khỏi cơ thể thai, dẫn truyền những chất thải sinh học ra hệ tuần hoàn của người mẹ.

Bánh nhau còn có vai trò bảo vệ thai nhi, ngăn chặn nhiễm trùng, vi khuẩn, độc tố,... xâm nhập vào thai nhi.

canxi-hoa-banh-nhau-2

Hình ảnh bánh nhau

Thế nào là canxi hóa bánh nhau?

Canxi hóa bánh nhau được phân loại thành các cấp độ thường gặp như sau:

- Canxi hóa độ 0: Khi tuổi thai 31 tuần (chênh lệch trước hoặc sau 1 tuần).

- Canxi hóa độ 1: Khi tuổi thai 34 tuần (chênh lệch trước hoặc sau 3,2 tuần)

- Canxi độ 2: Khi tuổi thai 37 tuần (chênh lệch trước hoặc sau 2, 7 tuần).

- Canxi hóa độ 3: Khi tuổi thai khoảng 38 tuần (chênh lệch trước hoặc sau 2,2 tuần).

Canxi hóa độ 3 là mức độ trưởng thành cao nhất của bánh nhau. Đây là lúc chức năng phổi của thai nhi đã hoàn thiện, thai nhi có thể thích nghi với môi trường bên ngoài.

Khi tuổi của thai nhi càng lớn thì độ trưởng thành càng cao, nhưng có rất nhiều người quá trình canxi hóa bánh nhau lại diễn ra chậm hoặc nhanh hơn.

Trường hợp bánh nhau bị canxi hóa mà thai nhi chưa đủ tháng để chào đời có thể nguyên nhân do bạn bổ sung quá nhiều canxi. Lạm dụng bổ sung canxi sẽ dẫn đến hiện tượng canxi hóa sớm, thai nhi thừa canxi, bé sinh ra bị đóng thóp sớm, xương hàm rộng...

canxi-hoa-banh-nhau-1

Canxi hóa bánh nhau cần phải được thăm khám cẩn thận

Dấu hiệu nhận biết canxi hóa bánh nhau là gì?

Nếu mẹ bầu phát hiện thấy những dấu hiệu dưới đây cần phải đặc biệt chú ý:

- Thường xuyên có triệu chứng khô miệng.

- Đau đầu, hay quên.

- Co cứng cơ, chuột rút.

- Bị tiểu tiện hoặc táo bón nhiều lần trong ngày.

Canxi hóa bánh nhau chỉ được phát hiện thông qua hình ảnh siêu âm. Vì vậy, mẹ bầu tuyệt đối không nên chủ quan mà hãy đi thăm khám để phát hiện sớm tránh dẫn đến những hậu quả như:

- Tích tụ canxi bánh nhau, gây tắc nghẽn mạch máu bánh nhau rất nguy hiểm.

- Canxi hóa độ 3 khiến việc dẫn truyền dinh dưỡng từ mẹ sang con, dẫn đến tăng nguy cơ suy dinh dưỡng bào thai.

- Thai nhi có thể bị quá ngày sinh, nguy cơ suy thai cao do thiếu oxy dẫn đến tử vong đột ngột.

- Nếu bạn sinh muộn sau tuần thứ 40, mức độ canxi hóa sẽ diễn ra rất nhanh, việc trao đổi oxy khó khăn dẫn đến suy thai, thai chết lưu trong quá trình chuyển dạ, hoặc chết sau khi sinh.

Trên đây là những ảnh hưởng của canxi hóa bánh nhau. Mẹ bầu nên đi thăm khám cụ thể để can thiệp kịp thời.

Xem thêm: Bí quyết phân biệt cơn gò chuyển dạ thật và giả: Mẹ bầu đã biết chưa?

Một số biện pháp đơn giản giúp phòng ngừa canxi hóa bánh nhau

Theo lời khuyên của bác sĩ chuyên khoa, mẹ bầu nên thực hiện thăm khám theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ sản khoa. Đây chính là cách tốt nhất để theo dõi và kiểm soát các vấn đề bất thường.

Trước khi sử dụng viên uống canxi mẹ bầu nên đi thăm khám, làm xét nghiệm máu để biết có thiếu hụt hay không và dùng theo chỉ dẫn của bác sĩ. Tuyệt đối không nên dùng quá nhiều canxi có thể khiến trẻ sơ sinh thừa canxi (xương hàm nhô, thóp đóng quá sớm, hẹp động mạch).

Khuyến cáo mẹ bầu nên bổ sung canxi liều lượng như sau:

- 3 tháng đầu thai kì: Bổ sung khoảng 50mg canxi/ ngày (khoảng 1 – 2 cốc sữa).

- 3 tháng giữa thai kì: Bổ sung 1200mg canxi đáp ứng nhu cầu cần thiết.

- Từ tuần thứ 27 – 38 của thai kì: Mẹ bầu nên cung cấp khoảng 150 - 450 mg canxi là đủ.

Bổ sung canxi nên duy trì sau khi sinh để cơ thể được phục hồi. Đây là cách đơn giản và thiết thực nhất giúp giảm nguy cơ canxi hóa bánh nhau.

Nếu mẹ bầu bị canxi hóa bánh nhau sớm nên hạn chế bổ sung canxi, cần tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa để thai khỏe mạnh.

Canxi hóa bánh nhau đa phần không gây nguy hiểm đến thai nhi, trừ khi canxi hóa quá sớm. Tốt nhất mẹ bầu nên thăm khám đúng chỉ dẫn của bác sĩ sản khoa để kịp thời can thiệp những bất thường trong thai kì. Chúc bạn sớm vượt cạn an toàn!

Tags: Hỏi đáp chuyên gia
ĐĂNG KÝ GẶP DƯỢC SỸ
Bài đọc nhiều nhất
Hỏi chuyên gia
KẾT NỐI VỚI CHÚNG TÔI