Nhiễm độc thai nghén 3 tháng cuối thai kì phải làm gì?
Nhiễm độc thai nghén 3 tháng cuối thai kỳ
Đối tượng dễ bị nhiễm độc thai nghén là những chị em mang thai lần đầu, người có tiền sử bệnh tim mạch, viêm cầu thận, cao huyết áp, bệnh tiểu đường… Nhiễm độc thai nghén 3 tháng cuối thai kì rất nguy hiểm bởi đe dọa tính mạng của mẹ và thai nhi.
Chị em bị nhiễm độc thai nghén có nguy cơ bị tiền sản giật có thể dẫn đến co giật, mất máu, hôn mê trong lúc sinh nở hoặc sau khi sinh xong. Thậm chí nếu không được cấp cứu khẩn trương, tiền sản giật còn dẫn đến phù phổi, suy tim, chảy máu não gây tử vong.
Do vậy, chị em cần đặc biệt chú ý đến các biểu hiện của nhiễm độc thai để có biện pháp can thiệp càng sớm càng tốt.
Dấu hiệu nhiễm độc thai nghén 3 tháng cuối thai kỳ
Dưới đây là 4 triệu chứng điển hình giúp bạn nhận biết sớm nhiễm độc thai nghén:
- Phù nề: Đây là triệu chứng chủ yếu gặp ở chân. Bạn dùng tay ấn vào khu vực mắt cá chân sẽ thấy vết lõm rõ rệt là dấu hiệu phù thũng bệnh lý. Điều này khiến mẹ bầu gặp khó khăn trong đi lại, sinh hoạt.
- Tăng cân mất kiểm soát: Tình trạng cân nặng có thể tăng lên mỗi tuần. Nguyên nhân là do thai phụ bị tích nước. Muốn xác định chính xác tăng cân có phải do nhiễm độc thai nghén không, bạn cần phải làm xét nghiệm đạm, nếu chỉ số vượt mức 0,3g/lít bắt buộc phải theo dõi mỗi ngày.
- Protein trong nước tiểu cao: Khi làm xét nghiệm nước tiểu có kết quả lượng protein cao thì bạn đang phải đối mặt với nhiễm độc thai nghén.
- Huyết áp cao: Huyết áp cao có thể khiến mẹ bầu bị ù tai, chóng mặt hay nhức đầu... Nếu huyết áp lên đến 140/90 mmHg cần phải nhập viện theo dõi càng sớm càng tốt.
Cao huyết áp là triệu chứng điển hình của nhiễm độc thai nghén
Các dấu hiệu trên có thể tiến triển rất nhanh. Vì vậy nếu thấy bất kì triệu chứng nào thai phụ cũng nên đi khám khẩn trương để được tư vấn cụ thể.
Bị nhiễm độc thai nghén 3 tháng cuối thai kì cần làm gì?
Nếu bạn đang được chẩn đoán nhiễm độc thai nghén cần chú ý thay đổi một số thói quen sinh hoạt dưới đây để cải thiện các triệu chứng khó chịu:
- Không nằm ngửa, tốt nhất nên nằm nghiêng về bên trái để máu được lưu thông tốt nhất, giúp hạn chế tình trạng phù thũng khi mang thai.
- Thiết lập chế độ ăn giảm tối đa lượng muối nạp vào cơ thể.
- Uống ít nhất 3 - 4 lít nước.
- Khám thai kết hợp với đo huyết áp, kiểm tra cân nặng, xét nghiệm nước tiểu định kì.
- Bổ sung dinh dưỡng đầy đủ, lành mạnh, không sử dụng các chất kích thích sẽ làm tăng cường độ của các triệu chứng.
- Nếu bạn đã từng có tiền sử nhiễm độc thai nghén trước đó cần phải trình bày với bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn sớm trong lần mang thai tiếp theo.
Kiểm soát cân nặng khi mang thai
Phòng ngừa nhiễm độc thai nghén 3 tháng cuối thai kỳ
Muốn phòng tránh nhiễm độc thai nghén 3 tháng cuối thai kì, mẹ bầu cần phải tuân thủ lịch khám thai định kì. Khi siêu âm mẹ bầu cần phải kết hợp làm xét nghiệm nước tiểu, đo huyết áp kĩ lưỡng.
Nếu mẹ bầu bị huyết áp cao cần xây dựng thực đơn tăng cường rau củ quả, hạn chế ăn thực phẩm nhiều muối, đồ ăn chế biến sẵn. Trường hợp mẹ bầu nhận thấy các biểu hiện mệt mỏi, chóng mặt, buồn nôn… cần nghỉ ngơi nhiều hơn, tránh mang vác các vật nặng khi mang thai.
Dưới đây là một số biện pháp giúp điều trị nhiễm độc thai kì khi mang thai giúp hạn chế các triệu chứng khó chịu:
- Với thai phụ bị cao huyết áp: Dùng các loại thuốc giúp kiểm soát huyết áp (không để tăng vọt, cũng không để hạ quá thấp).
- Tình trạng protein niệu: Bác sĩ có thể kê đơn thuốc dùng kháng sinh, nhóm beta lactam để ngăn ngừa viêm cầu thận.
- Phù chân: Bắt buộc không sử dụng các thực phẩm có chứa Natri clorua. Trường hợp bị phù chân do lượng protid máu giảm phải thực hiện truyền đạm để nâng áp lực keo trong lòng mạch.
Ngoài ra, mẹ bầu cũng cần thực hiện chế độ dinh dưỡng nghiêm túc, tăng cường bổ sung các loại acid folic, Magie B6, canxi, sắt để hỗ trợ thai nhi phát triển khỏe mạnh.
Nhiễm độc thai nghén là một biến chứng thai kì rất nguy hiểm. Mẹ bầu hãy bảo vệ sức khỏe của bản thân và thai nhi bằng cách thường xuyên kiểm tra huyết áp, cân nặng, xét nghiệm nước tiểu nhé!
-
Ngôi thai ngược được hiểu là khi đầu của bé quay về phía ngực của...
-
Tình trạng dây rốn quấn cổ còn được gọi là tràng hoa quấn cổ có...
-
Ra máu khi mang thai tháng cuối còn được gọi là máu báo sinh. Hiện...
-
Khi mang thai, tình trạng ra máu luôn khiến mẹ bầu lo lắng. Nhưng ra...
-
Tim thai là mốc quan trọng hàng đầu cho thấy thai nhi khỏe mạnh và...