Nhau tiền đạo: Biến chứng sản khoa nguy hiểm trong thai kì

10:41 Ngày 19/06/2021
Khi mang thai, mẹ bầu không mong điều gì hơn ngoài có sức khỏe tốt, con sinh ra được khỏe mạnh. Tuy nhiên, vẫn còn rất nhiều biến cố xảy ra, trong đó có tình trạng nhau tiền đạo.

Biến chứng nhau tiền đạo là gì?

Nhau tiền đạo là hiện tượng nhau thai bám vào thành tử cung bất thường. Thai nhi khỏe mạnh sẽ có phần nhau bám mặt trước hoặc mặt sau của đáy tử cung. Nhưng nhau tiền đạo là trường hợp đặc biệt, nhau có thể bám 1 phần hoặc toàn bộ vào đoạn dưới của tử cung, cản trở quá trình chuyển dạ thông thường.

Nhau tiền đạo có thể gây nên những biến chứng trong 3 tháng cuối thai kì, dẫn đến đa phần khó sinh con, chủ yếu phải sinh mổ để đảm bảo sức khỏe cho cả mẹ và con.

nhau-tien-dao-3

Phân biệt nhau bình thường và nhau tiền đạo

Nhau tiền đạo gồm có mấy loại?

Dựa vào vị trí của mép nhau so với lỗ bên trong cổ tử cung mà y học phân loại như sau:

- Nhau bám thấp: Đây là tình trạng nhau bám vào thân tử cung, chỉ có duy nhất 1 phần bánh nhau bám ở đoạn dưới tử cung, méo nhau chưa lan đến lỗ cổ tử cung. Nhau bám thấp không nhìn được khi thăm khám cổ tử cung, gây chảy máu nhẹ, vỡ ối sớm.

- Nhau bám bên: Phần nhau bám vào đoạn dưới nhưng bờ bánh nhau chưa lan đến lỗ cổ tử cung gây chảy máu nhẹ. Tính từ méo bánh nhau đến khu vực rách màng ối nhỏ hơn 10cm.

- Nhau bám mép: Còn có tên gọi khác là nhau bám bờ, khiến bờ bánh nhau nằm sát với mép lỗ cổ tử cung, dẫn đến máu chảy nhiều. Khi chuyển dạ, thông qua cổ tử cung có thể sờ thấy mép bánh nhau.

- Nhau tiền đạo bán trung tâm hay nhau tiền đạo trung tâm không hoàn toàn: Khi chuyển dạ, cổ tử cung mở có thể nhận thấy phần nhau che lỗ cổ tử cung, sờ thấy màng ối và múi nhau. Tình trạng này rất nguy hiểm, gây máu chảy nhiều, cản trở sinh thường.

- Nhau tiền đạo trung tâm hoàn toàn: Bánh nhau chiếm toàn bộ lỗ cổ tử cung. Việc thăm khám không thấy được màng nhau. Biến chứng này gây chảy máu rất nhiều, có khi bắt buộc phải phẫu thuật bỏ con để cứu mẹ.

Nguyên nhân gây nên nhau tiền đạo là gì?

Hiện nay, nguyên nhân chính xác gây nên biến chứng này vẫn chưa được làm rõ. Một số yếu tố được xác định là nguy cơ cao gây nhau tiền đạo như:

- Mang thai khi lớn tuổi (trên 35 tuổi).

- Người mẹ có tiền sử sinh con nhiều lần, nạo phá thai, sảy thai.

- Tử cung có vết sẹo mổ cũ dẫn đến nguy cơ nhau tiền đạo cao (mổ lần 1 là 21,1% và mổ lần 2 là 47,6%).

- Người mẹ đã từng bị viêm nhiễm tử cung.

- Do người mẹ sử dụng thuốc lá trong thời gian mang thai.

nhau-tien-dao-2

Phân loại nhau tiền đạo 

Nhau tiền đạo nguy hiểm như thế nào?

Dưới đây là những biến chứng thai kì do nhau tiền đạo gây nên:

- Do bánh nhau trải rộng và mỏng hơn bình thường, nên có thể gây biến chứng bong nhau không hoàn toàn, dẫn đến chảy máu nhiều.

- Màng nhau ở mép nhau thường dày, đàn hồi kém, dẫn đến vỡ ối sớm.

- Màng nhau ở khu vực mép nhau thường dày, đàn hồi kèm, làm tăng nguy cơ vỡ ối sớm.

- Dây rốn đa phần không bám ở trung tâm mà có thể bám ở phần lỗ cổ tử cung, khiến vỡ ối, sa dây rốn.

- Khu vực dưới tử cung mỏng, không có mạng lưới nên dẫn đến chảy máu ồ ạt khi mang thai.

- Ngôi thai có thể bị cản trở do bánh nhau. Đa phần gặp bởi ngôi đầu cao lỏng. Ngôi thai bất thường chủ yếu gặp là ngôi mông, ngôi ngang, dẫn đến mẹ bầu phải sinh mổ thay cho sinh thường.

Nhau tiền đạo có thể đe dọa tính mạng của thai nhi và sản phụ nên cần phát hiện sớm và có biện pháp ngăn chặn kịp thời.

Triệu chứng nhận biết nhau tiền đạo là gì?

Một số dấu hiệu giúp bạn nhận biết nhau tiền đạo là:

- Xuất huyết âm đạo: Triệu chứng xảy ra trong 3 tháng cuối thai kì, lượng máu nhiều, máu chảy màu đỏ tươi, có thể đông cục khi đi ra ngoài.

- Lượng máu tăng dần, ban đầu ít, sau nhiều. Nhất là khi bánh nhau càng lần lỗ tử cung càng khiến cho máu chảy nhiều.

- Nguồn gốc máu chảy trong nhau tiền đạo chủ yếu là máu của người mẹ dẫn đến mẹ bị mất máu nhiều, da xanh xao, mệt mỏi, choáng ngất, tử vong.

Nhau tiền đạo có thể dẫn đến suy thai do thiếu máu, thai sinh non, sinh sớm. Tỉ lệ thai nhi tử vong do nhau tiền đạo là 40%. Vì vậy, thăm khám thường xuyên và làm theo chỉ dẫn của bác sĩ chuyên khoa là điều mẹ bầu nên tuân thủ khi bị nhau tiền đạo.

nhau-tien-dao-1

Hình ảnh nhau thai tiền đạo

Khi bị nhau tiền đạo cần phải làm gì?

Nhau tiền đạo thường hình thành vào 3 tháng cuối thai kì, bạn bắt buộc phải được theo dõi sát sao của bác sĩ, hẹn nhập viện sớm trước thời điểm chuyển dạ, thậm chí có thể phải mổ cấp cứu để lấy thai.

Tùy thuộc vào tình hình của bệnh nhân, mức độ chảy máu nhiều hay ít, thai nhi bao nhiêu tuần tuổi để đưa ra biện pháp xử lí phù hợp. Nếu cổ tử cung mở rộng, đầu thai nhi xuống thấp, nhưng ra máu ít bạn cần được theo dõi thường xuyên. Còn nếu biến chứng nghiêm trọng, máu ra rất nhiều cần phải có biện pháp mổ lấy thai để đảm bảo an toàn cho mẹ và con.

Nhau tiền đạo là biến chứng sản khoa rất nguy hiểm. Vì vậy mẹ bầu cần theo dõi sát sao để ngăn chặn nguy hiểm. Để biết thêm những thông tin chi tiết về thai kì của bạn, hãy theo dõi các bài viết của Khang Mẫu Nhi hoặc liên hệ tới hotline:0982.91.55.53 để được dược sĩ tư vấn cụ thể.

Tags: Hỏi đáp chuyên gia
ĐĂNG KÝ GẶP DƯỢC SỸ
Bài đọc nhiều nhất
Hỏi chuyên gia
KẾT NỐI VỚI CHÚNG TÔI