Nguyên nhân bà bầu bị đau khớp háng và bí quyết ngăn ngừa

04:12 Ngày 10/06/2021
Mang thai tháng cuối khiến mẹ bầu rất mệt mỏi. Hầu hết mẹ bầu nào cũng phải đối mặt với tình trạng đau khớp háng những tháng cuối thai kì. Nguyên nhân nào khiến bà bầu bị đau khớp háng, đây có phải biểu hiện bình thường không và mẹ bầu phải làm thế nào để cải thiện tình trạng này? Hãy cùng tìm hiểu qua nội dung bài viết dưới đây nhé!

Tổng hợp những nguyên nhân bà bầu bị đau khớp háng

1. Hormone relaxin tăng

Khi mang thai, hàm lượng hormone relaxin sẽ đột ngột tăng lên rất nhanh, nhất là vào những tháng cuối thai kì. Hormone tăng cao khiến các mô liên kết giãn nở, đặc biệt còn làm lỏng các khớp háng với dây chằng dẫn đến đau hông, đau lưng và khớp háng nghiêm trọng hơn.

2. Tăng cân quá nhanh

Tăng cân khi mang thai là biểu hiện rất bình thường, nhưng lại gây tác động đến hệ xương khớp khá nghiêm trọng. Do khớp háng chịu nhiều áp lực từ trọng lượng cơ thể nên mẹ bầu có thể nên tăng cân quá nhanh, thai nhi phát triển cũng dẫn tới đau nhức khớp háng nghiêm trọng hơn.

3. Do tư thế của thai nhi

Tư thế của thai nhi có thể dẫn đến áp lực đến vùng bụng và xương chậu. Mẹ bầu nằm không đúng tư thế, hoặc thai nhi phát triển nằm lệch sang một bên đều có thể dẫn đến áp lực đến vùng xương chậu gây đau nhức xương khớp, đau xương mu.

dau-khop-hang-khi-mang-thai-2

Thai nhi chèn ép khiến bà bầu bị đau khớp háng

4. Do thiếu hụt dinh dưỡng

Khi mẹ bầu bổ sung dinh dưỡng kém, thiếu hụt một số dưỡng chất quan trọng dưới đây sẽ khiến tình trạng đau xương khớp, đau háng nghiêm trọng hơn như:

– Magie: Magie đóng vai trò quan trọng giúp giảm đau, giảm nôn nghén, phát triển hệ thống dây thần kinh. Nếu cơ thể người mẹ bị thiếu hụt magie nghiêm trọng có thể khiến tình trạng chuột rút, đau dây thần kinh, đau khớp háng tệ hơn.

– Canxi: Thai nhi càng lớn càng cần nhiều canxi để phát triển xương. Mẹ bầu thiếu canxi sẽ khiến các khớp xương lỏng lẻo hơn, đau khớp và đau xương mu nhiều hơn. Từ sau tháng thứ 4 của thai kì, mẹ bầu cần bổ sung ít nhất 1000mg canxi/ ngày để hệ xương của mẹ và bé được khỏe mạnh.

5. Chứng loãng xương

Mẹ bầu rất dễ phải đối mặt với hội chứng loãng xương thoáng qua. Đây là tình trạng xương hông, khớp háng, phần xương mu bị khử khoáng. Tình trạng này chủ yếu do nồng độ kali và canxi đột ngột biến đổi trong những tháng đầu khi mới mang thai.

6. Do thai nhi chuyển động

Những tháng cuối của thai kì, thai nhi phát triển nhanh về trọng lượng dẫn đến những chuyển động của thai nhi cũng tác động rất lớn đến cơ thể người mẹ. Khi thai nhi đạp, thay đổi vị trí, xoay người đều dẫn đến áp lực dây thần kinh và dây chằng ở khớp háng. Tình trạng đau này thường nghiêm trọng hơn vào tuần cuối thai kì, khi thai nhi chuyển ngôi xuống đáy tử cung.

Dấu hiệu nhận biết đau khớp háng khi mang thai

Đau khớp háng là căn bệnh chung của hầu hết mẹ bầu. Dưới đây là những dấu hiệu nhận biết đau khớp háng cho bạn tham khảo:

- Đau nhức vùng khớp háng, xương chậu, có thể lan đến vùng xương hông.

- Tê bì vùng hông và mông, có thể ảnh hưởng đến chân.

- Khớp háng có biểu hiện co cứng, cản trở việc đi lại, vận động khó khăn.

- Mẹ bầu khó cúi người, xoay người.

- Đau nhiều hơn khi leo cầu thang, di chuyển.

- Một số biểu hiện khác đi kèm như: ợ nóng, táo bón, sốt, đi tiểu nhiều…

Nếu tình trạng đau khớp háng đi kèm với đi tiểu buốt, tiểu rát, đau lưng trầm trọng, xuất huyết âm đạo bất thường… mẹ bầu cần lập tức đi khám để ngăn chặn những biến chứng nguy hiểm đến thai nhi.

Biện pháp giảm đau khớp háng cho mẹ bầu tham khảo

1. Chườm ấm

Bạn có thể thực hiện chườm ấm bằng cách dùng khăn ấm ngâm trong nước sau đó chườm vào khớp háng. Làm liên tục trong vòng 10 phút. Lưu ý không chườm nóng lên vùng bụng.

Tắm nước ấm cũng là cách cải thiện đau khớp háng hiệu quả mẹ bầu nên thử.

2. Massage đúng cách

Để giảm đau nhức và ngăn chặn áp lực ở vùng khớp háng, mẹ bầu có thể tham khảo cách đơn giản là massage. Bạn nằm nghiêng về phía bên trái, sau đó nhờ người thân xác định vùng xương bị đau, sau đó dùng tay massage theo hình chuyển động tròn, lặp đi lặp lại nhiều lần để cải thiện phần đau mỏi.

3. Sinh hoạt lành mạnh

Sống lành mạnh là cách rất tốt để bạn cải thiện tâm trạng và ngăn ngừa những cơn đau xuất hiện. Bạn nên ăn uống khoa học, cung cấp đủ các dưỡng chất cần thiết như sắt, canxi, kali, magie… Lời khuyên của bác sĩ y khoa là bạn nên ăn nhiều rau xanh, hoa quả, thịt cá, không nên ăn các thực phẩm chế biến sẵn, không rõ nguồn gốc, đồ ăn nhiều muối, đường. Nói không với các chất kích thích, rượu, bia, thuốc lá… cũng là cách tránh xa mệt mỏi trong thai kì.

Ngoài ra, mẹ bầu nên đi ngủ sớm, ngủ đủ ít nhất 8 tiếng mỗi ngày. Nghỉ ngơi điều độ, không nên lao động nặng nhọc cũng giúp mẹ bầu đỡ đau khớp háng hơn. Tư thế ngủ đúng cách như nằm nghiêng về bên trái, có gối tựa cho bà bầu cũng giúp cải thiện chứng đau xương.

dau-khop-hang-khi-mang-thai-1

Một số thực phẩm giúp giảm đau khớp háng

4. Một số bài tập cải thiện đau khớp háng

Nếu bạn không có tiền sử dọa sinh non, sức khỏe ổn định có thể tham khảo bài tập Yoga đơn giản như:

- Bài tập Yoga tư thế con bò: Trong tư thế quỳ xuống sàn tập, bạn dùng tay chống về phía trước, đầu gối dang rộng bằng hông, rồi tiếp tục hạ phần bụng xuống thảm, uốn cong phần xương cột sống. Bạn lặp đi lặp lại các động tác trên khoảng 5 – 10 phút.

- Bài tập tư thế đứa trẻ: Từ tư thế con bò trên, bạn nhón chân xuống dưới, mở cánh tay về phía trước, hướng hông về phía sau, rồi đầu gối dang rộng sang hai bên, đầu ngả xuống đất, lặp đi lặp lại khoảng 10 lần.

- Bài tập tư thế góc giới hạn: Trong tư thế ngồi, bạn co 2 chân lại thành hình tương tự như con bướm sao cho lòng bàn chân chạm vào nhau. Sau đó, bạn nâng 2 bên đầu gối lên rồi hạ xuống từ từ, lặp lại tư thế này nhiều lần.

Các bài tập Yoga giúp xương chắc khỏe rất tốt để cải thiện cơn đau của bạn. 

Xem thêm: Bà bầu bị đau khớp háng: Đi tìm nguyên nhân và biện pháp cải thiện

Để ngăn ngừa đau khớp háng khi mang thai, mẹ bầu cần chú ý kiểm soát cân nặng, nên mang giày bệt thay cho giày cao gót, không mang vác các vật nặng kết hợp với vận động nhẹ nhàng, vừa sức để cơ thể khỏe mạnh.

Khi bị đau khớp háng bạn cũng không nên quá lo lắng bởi đây là dấu hiệu rất bình thường. Trường hợp đau háng kèm đau bụng dưới, mệt mỏi quá sức, đi ngoài ra máu… mẹ bầu nên tới gặp bác sĩ chuyên khoa để được hỗ trợ.

Khang Mẫu Nhi – đồng hành cùng sức khỏe mẹ bầu Việt. Hãy liên hệ tới hotline: 0982.91.55.53 để được các dược sĩ của Khang Mẫu Nhi tư vấn cho bạn.

Tags: Đau lưng khi mang thai , Điều trị đau lưng khi mang thai
ĐĂNG KÝ GẶP DƯỢC SỸ
Bài đọc nhiều nhất
Hỏi chuyên gia
KẾT NỐI VỚI CHÚNG TÔI