Ngứa vùng kín khi mang thai là dấu hiệu của bệnh gì?

04:31 Ngày 25/01/2021
Ngứa vùng kín khi mang thai là biểu hiện của viêm nhiễm phụ khoa không chỉ khiến chị em cảm thấy khó chịu mà còn có thể gây ảnh hưởng đến thai nhi. Cụ thể ngứa vùng kín là biểu hiện của những bệnh lý phụ khoa nào, chúng ta hãy cùng tìm hiểu nhé!

Ngứa vùng kín khi mang thai: Biểu hiện của rất nhiều bệnh lý

Ngứa vùng kín là triệu chứng 90% chị em đều phải đối mặt ít nhất 1 lần trong thai kì. Đây là biểu hiện của rất nhiều bệnh lý như sau: 

1. Nhiễm khuẩn âm đạo

Môi trường âm đạo có chứa rất nhiều vi khuẩn có lợi để ổn định độ PH. Tuy nhiên, âm đạo cũng rất dễ bị các vi khuẩn xấu xâm nhập gây nhiễm trùng. Ngay cả chị em khỏe mạnh cũng rất dễ vị viêm âm đạo và tái phát nhiều lần. Nhất là với chị em mang thai, hormone thay đổi càng khiến khí hư ra nhiều, âm đạo ẩm ướt, dễ bị ngứa, đau nhức, sưng đỏ, dịch tiết có mùi hôi tanh. Để biết rõ hơn về tình trạng bệnh lý bạn nên đi khám phụ khoa càng sớm càng tốt.

2. Nhiễm nấm âm đạo

Nhiễm nấm Candida là căn bệnh viêm phụ khoa phổ biến nhất. Nhiễm nấm Candida, bạn sẽ nhận thấy các triệu chứng: ngứa ngáy, mẩn đỏ, khí hư có màu trắng đục như bã đậu, vón cục hoặc mùi hôi.

3. Nhiễm trùng đường tiết niệu

ngua-vung-kin-khi-mang-thai-1

Các dạng nhiễm trùng đường tiết niệu thường gặp

Ngứa vùng kín khi mang thai cũng là biểu hiện của nhiễm trùng đường tiết niệu. Nguyên nhân gây bệnh là do vi khuẩn E. coli khiến chị em nhận thấy ngứa ngáy khi đi tiểu và tiểu buốt, rát. Nếu nặng nề hơn còn bị sốt và bắt buộc phải sử dụng kháng sinh theo lời khuyên của bác sĩ chuyên khoa.

4. Bệnh lây qua đường tình dục

Mẹ bầu quan hệ tình dục không an toàn có thể mắc các bệnh lý như: giang mai, lậu, Herpes và Trichomonas, sùi mào gà… đều gây ngứa âm đạo. Tình trạng chung là khí hư có mùi hôi, màu sắc lạ, vùng kín đau. Bạn nên đi khám phụ khoa để được tư vấn kịp thời, tránh biến chứng dọa sảy, sinh non.

5. Rận mu

Mẹ bầu chỉ bị ngứa quanh vùng lông mu thường là do rận mu dẫn đến ngứa ngáy, khó chịu. Bạn có thể phát hiện ra loài kí sinh này ở vùng kín hoặc cửa âm đạo. Ngoài việc điều trị theo chỉ dẫn, bạn nên giữ gìn vùng kín sạch sẽ và vệ sinh chăn màn, quần áo.

Xem thêm: Viêm nhiễm phụ khoa ảnh hưởng như thế nào đến thai nhi? 

Cách trị ngứa vùng kín khi mang thai

Để trị ngứa vùng kín khi mang thai và phòng tránh bệnh lý viêm nhiễm phụ khoa, viêm đường tiết niệu, mẹ bầu hãy tham khảo một số biện pháp dân gian như sau:

1. Ăn nhiều sữa chua

Sữa chua tốt cho đường ruột, tăng cường sức đề kháng và giúp ổn định độ pH trong môi trường âm đạo. Mẹ bầu nên chọn sữa chua không đường để bổ sung ít nhất 2 hộp mỗi ngày sẽ cải thiện tình trạng viêm ngứa vùng kín tốt hơn.

2. Baking soda

Bạn có thể dùng bột baking soda để vệ sinh vùng kín sẽ giúp giảm viêm ngứa nhanh chóng. Sau đó, tiếp tục rửa lại bằng nước sạch và lau khô bằng khăn mềm để ngăn ngừa vi khuẩn xâm nhập. Lưu ý không nên thụt rửa sâu vào âm đạo vì có thể làm môi trường âm đạo mất cân bằng.

3. Quần áo rộng rãi thoải mái

Mẹ bầu tuyệt đối không nên mặc quần áo, đồ lót bó sát mà nên thay thế bằng váy, vóc, quần áo rộng rãi, thoáng mát hơn. Các loại đồ lót bằng vải cotton có thể thấm hút tốt giúp vùng kín không bị ẩm ướt, tránh bị viêm ngứa.

4. Vệ sinh vùng kín đúng cách

Bạn nên vệ sinh vùng kín hàng ngày đúng cách. Sau đi vệ sinh, bạn có thể dùng khăn giấy ướt để diệt vi khuẩn. Mỗi ngày nên thường xuyên thay đồ lót, vệ sinh vùng kín bằng nước ấm, không thụt rửa âm đạo, không dùng các loại dung dịch vệ sinh phụ nữ có chứa thành phần hóa chất để vùng kín luôn khỏe mạnh.

5. Dùng nước lá trầu không

ngua-vung-kin-khi-mang-thai-2

Dùng lá trầu không và muối diệt vi khuẩn

Tình trạng viêm ngứa có thể giảm hẳn khi bạn dùng nước trầu không để xông rửa vùng kín. Bạn nên chọn 1 nắm lá trầu không tươi, rửa sạch và cho một chút nước muối vào đun sôi. Sau đó, bạn dùng để xông vùng kín, khi nước còn ấm có thể dùng để rửa xung quanh âm đạo.

6. Uống nhiều nước

Thói quen uống nhiều nước khi mang thai cần được duy trì, vừa có lợi cho thai nhi, vừa giúp tăng cường lượng nước ối cần thiết, vừa giúp giảm vi khuẩn xâm nhập. Mẹ bầu nên uống ít nhất 3 – 4 lít nước bao gồm nước lọc, nước hoa quả, nước dừa hoặc nước mía đều rất tốt cho thai nhi.

7. Không ăn đồ ngọt, không dùng các chất kích thích

Để tránh tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn sinh sôi mẹ bầu nên hạn chế ăn các loại đồ ngọt và tránh xa các chất kích thích như rượu bia, thuốc lá. Đồ ngọt khiến vi khuẩn có hại phát triển nhanh chóng làm tình trạng viêm ngứa gia tăng nên mẹ bầu hãy cẩn trọng.

8. Quan hệ tình dục an toàn

Để tránh nguy cơ bị mắc các bệnh lây lan qua đường tình dục mẹ bầu nên sử dụng bao cao su và quan hệ nhẹ nhàng. Nếu bạn bị ngứa vùng kín do bệnh phụ khoa hoặc các bệnh lý lây lan qua đường tình dục cần phải có biện pháp điều trị tích cực cho cả vợ và chồng mới dứt điểm được bệnh.

Trên đây là những nguyên nhân và cách điều trị viêm ngứa vùng kín khi mang thai. Mẹ bầu nên kết hợp thăm khám phụ khoa và siêu âm thai định kì để ngăn ngừa các bệnh lý trên dễ dàng.

Tags: Hỏi đáp chuyên gia
ĐĂNG KÝ GẶP DƯỢC SỸ
Bài đọc nhiều nhất
Hỏi chuyên gia
KẾT NỐI VỚI CHÚNG TÔI