Mẹo đơn giản khắc phục tình trạng mất ngủ 3 tháng cuối thai kỳ của mẹ bầu
Nguyên nhân gây mất ngủ 3 tháng cuối thai kỳ của mẹ bầu
1. Tâm trạng lo âu căng thẳng
Trong thời kỳ mang thai, cơ thể mẹ xuất hiện hormone progesterone khiến cho mẹ trở nên nhạy cảm hơn. Mẹ hay có cảm giác lo âu, tức giận kể cả những chuyện nhỏ nhặt nhất.
Ngoài ra ngoài những vấn đề trong cuộc sống như: sự phát triển của con, kế hoạch sau sinh, mối quan hệ gia đình – công việc và xã hội cũng ảnh hưởng rất nhiều đến tâm lý của mẹ.
Trong trường hợp này mẹ cần tâm sự, chia sẻ với người thân, bạn bè, đồng nghiệp những mong muốn của mình, để giải tỏa tâm lý giúp tâm trạng thoải mái hơn.
2. Vấn đề về hệ tiêu hóa
Càng về cuối thai kỳ, mỗi ngày thai nhi lớn trông thấy, khiến dạ dày mẹ bị chèn ép, thức ăn có thể sẽ bị đẩy ngược lên thực quản khiến cho mẹ cảm thấy khó chịu.
Ngoài ra, trong 3 tháng cuối mẹ xuất hiện các triệu chứng như: ợ nóng, khó tiêu, táo bón khiến cơ thể hấp thu dưỡng chất kém hơn.
Trong giai đoan này, mẹ cần có chế độ ăn uống khoa học, tập luyện thể dục đều đặn, vấn đề tiêu hóa khiến được cải thiện khiến cho mẹ có giấc ngủ ngon hơn.
3. Thường xuyên tiểu đêm và hàm lượng ure tăng
Trong suốt thời gian thai kỳ, thận phải làm việc nhiều hơn 30 – 50% so với bình thường, dẫn đến hàm lượng Urê tăng cao và bàng quang chứa nhiều nước tiểu hơn. Ngoài ra, khi tử cung phát triển lớn chèn ép bàng quang gây khó chịu và phải tiểu tiện thường xuyên, kể cả ban đêm dẫn đến hiện tượng mất ngủ, ngủ không sâu ở phụ nữ mang thai.
4. Chuột rút và đau lưng
Trong 3 tháng cuối thai kỳ, chuột rút thường xuất hiện đột ngột ở đùi, bắp chân rồi chuyển hóa thành những cơn đau khi mang thai khiến cho giấc ngủ của mẹ bầu bị gián đoạn.
Một nguyên nhân khác cũng dễ gây mất ngủ ở mẹ bầu là do khi bụng ngày càng lớn, chân, lưng, xương chậu phải chịu sức nặng của cơ thể dẫn đến tình trạng đau lưng khi mang thai.
5. Thai nhi phát triển ngày một lớn
Sự phát triển của thai nhi ngày càng lớn khiến cho người mẹ khó tìm được tư thế ngủ thoải mái mà vẫn an toàn cho trẻ. Vì vậy dẫn đến chứng mất ngủ thai kỳ. Các chuyên gia khuyến cáo nằm nghiêng bên trái là tư thế phù hợp nhất cho mẹ bầu. Ngoài ra, có thể sử dụng gối chuyên dụng dành cho bà bầu để cải thiện chất lượng giấc ngủ.
Làm thế nào để cải thiện chứng mất ngủ ở bà bầu?
Để cải thiện chứng mất ngủ, bà bầu nên lưu ý những điều sau:
- Tránh ăn quá no hoặc uống quá nhiều nước trước khi ngủ. Lưu ý nên ăn trước khi ngủ khoảng 2 đến 3 tiếng để dạ dày có thể tiêu hóa thức ăn trước khi ngủ.
- Mẹ bầu nên bổ sung những loại thực phẩm có chứa vitamin B để giúp ngủ ngon hơn. Một số loại thực phẩm giàu vitamin B bao gồm rau lá xanh, ngũ cốc nguyên cám,...
- Nên chia thành nhiều bữa nhỏ trong ngày, đồng thời ăn chậm nhai kỹ để giảm nguy cơ dạ dày bị quá tải và nguy cơ bị ợ nóng dẫn đến tình trạng khó ngủ.
- Hạn chế ăn đồ ngọt để giảm nguy cơ tiểu đường thai kỳ.
- Không nên uống các loại chất kích thích như cà phê, trà, socola,...
- Mẹ bầu có thể sử dụng một số loại thảo dược từ thiên nhiên để giúp thư giãn tinh thần như trà hoa cúc, trà táo đỏ, trà tâm sen,…
- Nên nằm ngủ nghiêng sang bên trái, cong đầu gối hay có thể gác chân lên cao để giảm áp lực lên tĩnh mạch chân, hạn chế nguy cơ phù nề, đồng thời giúp tăng cường lưu thông máu đến tim và tăng cường tuần hoàn máu tới thai.
- Nên ngủ đúng giờ giấc.
- Mẹ bầu có thể tập luyện các bài tập phù hợp để khí huyết được lưu thông và giảm stress khi mang thai.
- Trước khi đi ngủ mẹ có thể vận động nhẹ nhàng để giảm tình trạng chuột rút và thư giãn trước khi ngủ. Bổ sung muối và canxi cũng giúp giảm nguy cơ chuột rút.
- Mẹ bầu có thể tắm hoặc ngâm chân nước ấm hoặc xông tinh dầu trước khi ngủ để dễ ngủ hơn và làm dịu thần kinh.
- Trước khi ngủ nên đi vệ sinh để đêm không phải thức dậy nhiều lần gây mất ngủ.
- Phòng ngủ nên thoáng mát vào mùa hè và ấm áp vào mùa đông để mẹ bầu có một không gian nghỉ ngơi tốt nhất.
- Không nên xem những loại phim dễ gây xúc động mạnh để tránh khó ngủ.
- Không nên căng thẳng, lo lắng trước khi ngủ.
Trong trường hợp bị mất ngủ, mẹ cũng nên ngủ trưa nhiều hơn để bảo đảm sức khỏe tốt nhất. Tình trạng mất ngủ ở bà bầu kéo dài có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe thể chất và đồng thời cũng ảnh hưởng đến tâm lý của mẹ bầu, vì thế cần có biện pháp khắc phục càng sớm càng tốt. Bạn đang mang thai, bạn bị mất ngủ, bạn gặp phải những vấn đề về sức khỏe,… hãy gọi đến hotline: 0982.91.55.53 để được hỗ trợ.
-
Ngôi thai ngược được hiểu là khi đầu của bé quay về phía ngực của...
-
Tình trạng dây rốn quấn cổ còn được gọi là tràng hoa quấn cổ có...
-
Ra máu khi mang thai tháng cuối còn được gọi là máu báo sinh. Hiện...
-
Khi mang thai, tình trạng ra máu luôn khiến mẹ bầu lo lắng. Nhưng ra...
-
Tim thai là mốc quan trọng hàng đầu cho thấy thai nhi khỏe mạnh và...