Mách bạn 8 bí quyết đơn giản tránh rạn da khi mang thai
1. Rạn da khi mang thai xuất hiện khi nào?
Các vết rạn da thường xuất hiện khi cơ thể người mẹ đột ngột bị tăng cân nhanh hơn với mức đàn hồi của da. Vì vậy sẽ có mẹ bầu bị rạn da ngay từ những tháng đầu thai kì, nhưng cũng có mẹ bầu hoàn toàn không phải đối mặt với tình trạng xấu xí này.
Tùy theo cơ địa, chị em bị rạn da thường xuất hiện ở ngực, sau đó là bụng, mông, đùi, thậm chí cả cánh tay. Vết rạn có thể màu đỏ, tím hoặc trắng, xám đen sau khi sinh con.
Thống kê cho thấy khoảng 90% thai phụ bị rạn da trong khoảng tháng thứ 6 - 7 của thai kỳ. Vết rạn da càng rộng hơn khi tuổi thai lớn và cân nặng của mẹ tăng cao. Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng yếu tố di truyền quyết định lớn đến sự rạn da, nghĩa là nếu mẹ của bạn có tiền sử rạn da khi mang thai bạn cũng có nguy cơ cao phải rơi vào hoàn cảnh tương tự.
Rạn da chủ yếu gặp ở bụng
2. Nguyên nhân gây rạn da khi mang thai
Không phải bất kì chị em nào mang thai cũng đều bị rạn da. Nguyên nhân của rạn da là do lớp collagen đàn hồi ở dưới da bị phá vỡ. Chị em tuổi tác càng cao, độ đàn hồi da càng kém và khả năng bị rạn da khi mang thai càng lớn. Ngoài ra, chị em mang song thai, đa thai cũng sẽ bị rạn nhiều hơn do bụng to hơn rất nhiều.
Bên cạnh đó, rạn da còn do các nguyên nhân sau:
- Do sự thay đổi hoocmon trong cơ thể:
Nội tiết trong cơ thể người mẹ sẽ thay đổi rõ rệt khi mang thai. Bắt đầu từ tháng thứ 4 của thai kì, nhau thai và thai nhi có thể tự sản sinh hormone progesterone và estrogen khiến sắc tố da melanin cũng tăng nhanh chóng. Vì vậy, mẹ bầu thường bị sạm, nám da, dễ bị rạn da hơn bình thường.
- Do mẹ bầu tăng cân quá nhanh:
Da được cấu tạo gồm 3 lớp: biểu bì, lớp bì và hạ bì. Khi trọng lượng cơ thể của mẹ bầu tăng quá nhanh sẽ khiến da mất đi độ đàn hồi làm xuất hiện các vết rạn. Tốt nhất bạn nên kiểm soát cân nặng chỉ tăng khoảng 10 – 15kg trong thai kì.
- Do cơ địa:
Tùy vào cơ địa mà có mẹ bầu bị rạn da nhiều, có người rạn da ít. Với những người Tùy vào cơ địa của từng mẹ bầu mà mức độ và thời điểm xuất hiện các vết rạn da khi mang thai. Đối với những người có cấu trúc da bền vững thì sẽ ít bị rạn hơn, đặc biệt, rạn da cũng bị ảnh hưởng bởi các yếu tố di truyền.
Thường gặp nhất là rạn đỏ và rạn trắng
3. Ngăn ngừa rạn da khi mang thai như thế nào?
Dưới đây là một số biện pháp giúp bạn ngăn ngừa rạn da khi mang thai:
- Thiết lập chế độ ăn uống tốt cho da: Trong thai kì, bạn cần tăng cường bổ sung các chất dinh dưỡng, vitamin, đặc biệt là vitamin C để tăng độ đàn hồi cho da. Bạn có thể tăng cường ăn dâu tây, cải bó xôi, việt quất giúp tăng chất chất oxi hóa bảo vệ da. Ngoài ra, các thực phẩm giàu vitamin E cũng cần tăng cường như bông cải xanh, bơ, các loại quả… Nhóm rau củ quả giàu vitamin A như cà rốt, xoài, khoai lang, bí… cũng vừa tốt cho sức khỏe vừa ngăn rạn da. Bên cạnh đó, bạn cũng cần bổ sung vitamin D, omega 3, omega 6 có trong các loại cá, ngũ cốc, lòng trắng trứng, gan động vật….
- Thói quen uống nhiều nước: Nước không chỉ giúp giải độc cơ thể mà còn giúp dưỡng ấm cho da, giúp tăng độ đàn hồi và giảm nhanh chóng các vết rạn da. Bạn nên bổ sung ít nhất 3 lít nước mỗi ngày. Ngoài ra, ăn nhiều rau, trái cây cũng là cách tốt để tăng cường vitamin, khoáng chất và cấp nước cho cơ thể.
- Thể dục thể thao trong thai kì: Luyện tập hàng ngày giúp cải thiện tuần hoàn máu, ổn định cân nặng, giảm rạn da rõ rệt. Bạn có thể tập Yoga nhẹ nhàng, đi bơi hoặc đi bộ phù hợp với thể trạng.
- Kiểm soát cân nặng: Nếu bạn tăng cân quá nhanh sẽ khiến rạn da xuất hiện nhiều hơn. Vì vậy bạn nên chú ý đến cân nặng của mình khi mang thai, ăn uống đúng cách để cơ thể khỏe mạnh, tránh tăng cân đột ngột.
- Hạn chế sử dụng hóa chất: Nếu bạn đang dùng sữa tắm có chứa thành phần sulfate hãy dừng lại ngay vì đây là hóa chất làm khô và giảm độ đàn hồi của da.
- Dưỡng da bằng tinh dầu thiên nhiên: Bạn nên dùng dầu dừa, hạnh nhân… xoa lên các vùng da dễ bị rạn như lưng, đùi, bụng, bắp chân… Lời khuyên là bạn nên dưỡng ẩm ngay sau khi tắm để da được chăm sóc tốt nhất.
Bạn có thể dùng dầu dừa làm tăng độ đàn hồi cho da
- Tẩy tế bào chết cho da: Tẩy tế bào da chết sẽ giúp tăng tuần hoàn máu, giúp da được đàn hồi. Bạn có thể dùng bản chải hoặc hỗn hợp tự nhiên từ chanh để tẩy da chết tại nhà.
- Dùng kem chống nắng: Để bảo vệ các vùng da dễ bị rạn bạn hãy tạo thói quen dùng kem chống nắng trước khi ra đường.
Bài viết giúp mẹ bầu biết thêm nhiều thông tin hữu ích về rạn da khi mang thai. Mong rằng chị em sẽ biết chăm sóc da đúng cách để làn da luôn khỏe đẹp.
-
Ngôi thai ngược được hiểu là khi đầu của bé quay về phía ngực của...
-
Tình trạng dây rốn quấn cổ còn được gọi là tràng hoa quấn cổ có...
-
Ra máu khi mang thai tháng cuối còn được gọi là máu báo sinh. Hiện...
-
Khi mang thai, tình trạng ra máu luôn khiến mẹ bầu lo lắng. Nhưng ra...
-
Tim thai là mốc quan trọng hàng đầu cho thấy thai nhi khỏe mạnh và...