Khoảng 40% chị em đã từng sinh mổ 2 lần bị nhau cài răng lược

10:35 Ngày 19/06/2021
Nhau cài răng lược rất nguy hiểm cho mẹ và thai nhi. Siêu âm có thể phát hiện nhau cài răng lược hay không? Làm thế nào để đảm bảo an toàn cho mẹ và con khi bị nhau cài răng lược? Mẹ bầu hãy cùng nghe chuyên gia sản khoa giải đáp về vấn đề này nhé!

Bài viết liên quan:

Bong nhau non khi mang thai và những điều mẹ bầu cần biết

Bí quyết giảm đau xương chậu trong thời kì mang thai

Như thế nào là nhau cài răng lược?

Nhau cài răng lược là bệnh lý nhau không bong ra khỏi thành tử cung trong quá trình sinh nở, mà bám chắc vào cơ tử cung, thậm chí xâm lấn sang các vùng khác. Khi nhau cài vào tử cung quá sâu có thể dẫn đến mạch máu mở ra, không thể đóng kịp thời, làm tăng nguy cơ mất máu nặng nề khi sinh nở, gây nhiễm trùng tử cung và lỗ dò sau mổ.

Nhau cài răng lược rất nguy hiểm và có thể gây tử vong sau khi sinh.

nhau-cai-rang-luoc-3

Các cấp độ của nhau cài răng lược

Đối tượng dễ bị nhau cài răng lược là ai?

Nhau cài răng lược được chia làm các thể khác nhau dựa vào các mức độ bám dính của gai nhau. Gai nhau càng dính càng chắc thì tình trạng nguy hiểm và mất máu nhiều càng gia tăng.

Nhau cài răng lược thường xảy ra ở những chị em bị nhau tiền đạo, khi nhau thai phát triển ở phần thấp nhất của tử cung. Những mẹ bầu dễ bị nhau tiền đạo có tiền sử sinh mổ, phẫu thuật tử cung. Trong đó, sinh mổ lần 1 bạn có 21% mắc nhau cài răng lược nhưng sinh mổ lần 2 nguy cơ có thể lên tới 44%. Tình trạng nhau cài răng lược mà không đi kèm nhau tiền đạo rất hiếm khi xảy ra.

Một số yếu tố nguy cơ khác dẫn đến nhau tiền đạo như: người có tiền sử nạo hút thai, mang thai khi lớn tuổi, người có thói quen hút thuốc lá, có bệnh lý ở tử cung, sẹo tử cung, u xơ tử cung… đều ảnh hưởng đến thai kì.

nhau-cai-rang-luoc-2

Hình ảnh bánh nhau và thành tử cung

Có thể phát hiện nhau cài răng lược qua hình ảnh siêu âm không?

Siêu âm là biện pháp chẩn đoán nhau cài răng lược có nguy hiểm không và nhau cài như thế nào. Nếu bạn thuộc đối tượng có nguy cơ mắc bệnh cao, nhất là đang mắc nhau tiền đạo cần phải đặc biệt cẩn trọng.

Hầu hết nhau cài răng lược đều được chẩn đoán trong 3 tháng cuối của thai kì. Bác sĩ có thể chủ động kiểm tra tình trạng nhau thai, gai nhau có sâu không để có phương án giúp bạn sinh nở an toàn.

Tuy nhiên, không phải bất kì trường hợp nào cũng có thể phát hiện thông qua hình ảnh siêu âm. Có rất nhiều bệnh nhân sau khi sinh nở, nhau thai không bong ra mới biết bị nhau cài răng lược. Do vậy, tốt nhất bạn nên lựa chọn nơi sinh nở an toàn để tránh những biến chứng nguy hiểm khi sinh con.

nhau-cai-rang-luoc-1

Hình ảnh nhau cài răng lược bám chắc vào thành tử cung

Nếu bạn bị nhau cài răng lược cần làm gì?

Bạn cần thăm khám sớm để phát hiện nhau cài răng lược. Tùy vào tình trạng của thai phụ, vị trí nhau bám, mức độ xâm lấn với tử cung, diện tích nhau bám vào cơ tử cung mà bác sĩ sẽ có biện pháp can thiệp giúp mẹ bầu.

Tuy nhiên, nếu nhau xâm lấn sang bàng quang hay trực tràng bạn có thể phải cắt bỏ tử cung để bảo toàn tính mạng.

Hầu hết các trường hợp nhau cài răng lược đều cần phải thực hiện mổ lấy thai để nguyên bánh nhau, tránh làm mất máu quá nhiều.

Khi nhau cài răng lược ít có thể thực hiện mổ lấy thai trước, phần nhau khó sẽ dùng thuốc diệt nhau. Việc sinh mổ cần phải được thực hiện bởi tay nghề cao để ngăn ngừa mất máu quá nhiều, tránh ảnh hưởng đến việc mang thai trong lần kế tiếp.

Muốn giảm nguy cơ mắc nhau cài răng lược, chị em nên tránh nạo phá thai, hạn chế sinh mổ nhiều lần. Ngoài ra, khi có thai bạn cũng cần chú ý khám thai định kì ở các cơ sở có trình độ bác sĩ chuyên môn cao, máy móc hiện đại để chẩn đoán và can thiệp sớm giúp bảo vệ tính mạng của mẹ và thai nhi.

Nếu bạn gặp phải bất kì khó khăn nào trong thai kì của mình, hãy gọi cho Khang Mẫu Nhi để được tư vấn thêm: 0982.91.55.53.

Tags: Dọa sảy thai , Động thai
ĐĂNG KÝ GẶP DƯỢC SỸ
Bài đọc nhiều nhất
Hỏi chuyên gia
KẾT NỐI VỚI CHÚNG TÔI