Gợi ý thực đơn cho bà bầu bị tiểu đường thai kì

04:47 Ngày 28/12/2020
Tiểu đường thai kì là tình trạng thường xuất hiện sau tuần thai thứ 24 – 28, khi lượng đường huyết của mẹ bầu tăng cao. Bên cạnh việc luyện tập thể dục thể thao, bạn cần đặc biệt điều chỉnh chế độ ăn uống để ổn định đường huyết và tránh gây hại cho thai nhi. Dưới đây là một số gợi ý thực đơn cho bà bầu bị tiểu đường thai kì bạn có thể tham khảo.

Chế độ ăn uống ảnh hưởng như thế nào đến tiểu đường thai kỳ?

Tiểu đường thai kì là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến đa ối, sinh non, thậm chí thai lưu đột ngột. Vì vậy, trong thời kì mang thai, bác sĩ sẽ khuyên bạn nên kiểm soát lượng đường huyết của mình bằng chế độ ăn uống và tập thể dục thể thao. Chỉ những trường hợp lượng đường huyết quá cao mới cần bắt buộc dùng thuốc theo chỉ định, nhưng vẫn phải duy trì chế độ ăn uống nghiêm ngặt.

Chế độ ăn uống đúng cách sẽ giúp bạn giảm lượng đường trong máu, nuôi dưỡng thai nhi khỏe mạnh, hạn chế được những biến chứng trong thai kì.

Lời khuyên là mẹ bầu nên ăn uống đủ năng lượng, nhưng cần cắt giảm chất đường bột để theo dõi lượng đường huyết. Chế độ ăn bên cạnh việc duy trì các loại ngũ cốc, trứng, sữa, rau xanh, trái cây, cần cắt giảm bớt lượng cơm, tinh bột và tuyệt đối không ăn đồ ngọt.

Nghiên cứu chỉ ra rằng mẹ bầu cần cắt giảm khoảng 50% tổng năng lượng. Ngoài ra cần tránh các loại xôi nếp, bánh kẹo ngọt, bột năng, bột bắp, trái cây ngọt như sầu riêng, mít, nhãn… Bạn nên thay thế cơm bằng chất bột đường có khả năng chuyển hóa chậm như cơm gạo lức, gạo mầm sẽ tốt hơn. Ngoài ra, bạn nên chia nhỏ các bữa ăn trong ngày để lượng đường giảm dần trong máu.

che-do-dinh-duong-cho-ba-bau-tieu-duong-thai-ki-1

Chế độ dinh dưỡng rất quan trọng cho bà bầu

Gợi ý thực đơn bữa sáng cho bà bầu tiểu đường thai kì

Thông thường, lượng tinh bột sẽ chuyển hóa thành glucose trong cơ thể. Hoạt chất Insulin là hormone giúp hạ glucose đường huyết. Tuy nhiên, ở chị em bị tiểu đường thai kì, chuyển hóa glucose bị rối loạn do isulin hoạt động kém. Vì vậy, bạn bắt buộc phải giảm lượng tinh bột trong ngày.

Bữa sáng rất quan trọng với cơ thể. Một bữa sáng đầy đủ năng lượng sẽ bao gồm: tinh bột, chất đạm, chất béo và vitamin. Bạn nên thay thế cơm bằng ngũ cốc nguyên cám, đậu đỗ, bánh mì đen để cắt giảm tinh bột.

Một số gợi ý thực đơn bữa sáng nhanh – gọn – tốt cho sức khỏe bạn nên thử như: Trứng chiên với bánh mì, rau thơm; bún, phở, hủ tiếu kèm giá luộc, cháo yến mạch với thịt băm… Sau đó bổ sung thêm một ly sữa để tăng cường canxi và khoáng chất.

che-do-dinh-duong-cho-ba-bau-tieu-duong-thai-ki-2

Bí quyết cho bữa sáng của bà bầu tiểu đường

Gợi ý thực đơn bữa trưa và tối cho bà bầu tiểu đường thai kì

Bữa trưa và bữa tối bạn có thể ăn nhiều hơn nhưng phải cân bằng dinh dưỡng tốt nhất. Bạn có thể ăn bánh sandwich gà kèm salad rau quả; một bát cơm trắng với rau và thịt luộc, hoặc cá hồi nướng với súp bí đỏ, súp lơ xanh luộc… Bạn hoàn toàn có thể nấu ăn theo sở thích nhưng bắt buộc phải cân nhắc dựa trên nguyên tắc dinh dưỡng của bác sĩ chuyên khoa.

Lời khuyên là bạn nên có sẵn thực đơn và cách tính lượng tinh bột để không bị nạp quá nhiều dẫn đến tăng đường huyết. Bạn có thể tận dụng nguyên tắc: thực phẩm giàu đạm chiếm ¼  đĩa, ¼ là tinh bột và nửa đĩa còn lại là rau xanh và trái cây ít đường. Ngoài ra, bạn có thể bổ sung thêm 1 ly sữa không đường để tăng cường canxi.

che-do-dinh-duong-cho-ba-bau-tieu-duong-thai-ki-3

Bạn nên chú ý đo lượng calo và tinh bột trong bữa ăn

Gợi ý thực đơn bữa phụ cho mẹ bầu tiểu đường thai kì

Các bữa ăn phụ rất cần thiết cho mẹ bầu để tránh tình trạng huyết áp tụt quá thấp hoặc lên quá cao. Bữa phụ nên chia nhỏ vào thời gian trong ngày, không nên ăn ngay bữa chính. Bạn có thể ăn một số hoa quả không ngọt, bánh mì phết bơ, sữa chua không đường, salad rau xanh….

Một số lưu ý khác về chế độ dinh dưỡng cho bà bầu

Để khỏe mạnh suốt 9 tháng 10 ngày mang bầu, bạn cần chú ý:

- Tập thể dục nhẹ nhàng tùy thuộc vào sức khỏe của bản thân.

- Thăm khám thường xuyên theo lịch hẹn của bác sĩ chuyên khoa.

- Nên tăng cường các chất đạm để bổ sung năng lượng cần thiết trong ngày.

- Tăng các thực phẩm có đường huyết cực thấp như: sữa chua không đường, sữa đậu nành, trứng, rau cuốn…

- Lượng đường huyết thường có xu hướng gia tăng vào buổi sáng nên bạn hãy ăn ít tinh bột vào bữa sáng và có thể ăn nhiều hơn một chút vào trưa hoặc tối. Bạn có thể ăn nhẹ bữa sáng rồi tiếp tục ăn bữa phụ khoảng 2 giờ sau đó.

- Loại bỏ hoàn toàn các thực phẩm nhiều muối như: đồ ăn đóng hộp, thức ăn đông lạnh, đồ đóng gói, mì ăn liền, bim bim…

- Không nên ăn cháo gạo nếp, gạo tẻ vì đồ ăn xay và hầm thường làm tăng đường huyết.

- Uống khoảng 3-4 lít nước mỗi ngày.

Bài viết là những gợi ý về thực đơn dinh dưỡng cho bà bầu bị tiểu đường thai kì. Mong rằng bạn đã có thêm nhiều kiến thức bổ ích để kiểm soát tốt lượng đường huyết để mẹ và con đều khỏe mạnh!.

Tags: Hỏi đáp chuyên gia
ĐĂNG KÝ GẶP DƯỢC SỸ
Bài đọc nhiều nhất
Hỏi chuyên gia
KẾT NỐI VỚI CHÚNG TÔI