Đau xương mu khi mang thai và những điều mẹ bầu cần biết
Xem thêm:
Phù chân to do nhiễm độc thai nghén phải làm sao?
Bí quyết giảm đau xương chậu khi mang thai
Nguyên nhân nào gây đau xương mu khi mang thai
Đau xương mu khi mang thai còn có tên gọi là rối loạn chức năng xương mu. Đây là biểu hiện của những triệu chứng gây khó chịu vùng xương chậu chủ yếu xảy ra vào giai đoạn cuối thai kì. Nguyên nhân là do hormone relaxin được sản sinh nhanh trong giai đoạn này dẫn đến khung xương chậu bị nới lỏng, giãn ra và gây đau nhức. Tuy nhiên, hormone này gia tăng lại giúp cho việc sinh nở của chị em trở nên dễ dàng hơn, khi các khớp xương được mở rộng.
Đau xương mu chủ yếu hình thành vào những tuần cuối của thai kì. Cơn đau có thể khiến bạn gặp khó khăn khi sinh hoạt, vận động. Ngoài ra, chị em còn có thể bị đau phần bụng, xương hông, xương chậu …
Ngoài ra, nguyên nhân gây đau xương mu còn do cân nặng và vị trí nằm cải thai nhi cũng khiến vùng xương mu bị đau nghiêm trọng hơn. Nhất là với những chị em mang thai đôi hoặc đa thai, thai càng lớn càng ảnh hưởng nhiều.
Đặc biệt những chị em sinh con nhiều lần đã từng bị đau xương mu khi mang thai trước đó cũng khiến tình trạng đau xương mu nghiêm trọng hơn các chị em khác.
Thai nhi chèn ép gây đau xương mu
Dấu hiệu nhận biết đau xương mu khi mang thai
Trường hợp các khớp xương mu bị nới lỏng khiến cho phần khớp đau đớn, chủ yếu tập trung ở vùng xương và lông mu. Bạn có thể nhận thấy cơn đau mỏi nhiều hơn khi đi bộ, vận động.
Đau xương mu có thể đi kèm với các triệu chứng khác như:
- Đau vùng thắt lưng bên dưới.
- Đau vùng chậu, khu vực giữa âm đạo và hậu môn.
- Đau lan rộng xuống vùng đùi, bắp chân tương tự như đau dây thần kinh tọa.
- Vùng xương mu bị sưng, nhạy cảm với các chuyển động.
Tình trạng đau xương mu có thể giảm dần và biến mất sau khi sinh con nên mẹ bầu không cần quá lo lắng.
Cách giảm đau xương mu khi mang thai
Tình trạng đau xương mu có thể kéo theo các cơn đau ở lưng, xương chậu, đau hông. Ước tính khoảng 20% chị em phải đối mặt với tình trạng đau xương mu nghiêm trọng dẫn đến giới hạn khả năng vận động của mẹ bầu.
Bạn có thể tham khảo một số cách giúp giảm đau xương mu khi mang thai dưới đây nhé:
1. Thay đổi thói quen sinh hoạt
Cơn đau xương mu khi mang thai có thể giảm nhanh về cường độ khi bạn kê gối giữa chân khi ngủ, chườm ấm vào vùng xương mu, nghỉ ngơi hoặc tập Yoga cho bà bầu.
Khi bị đau xương mu bạn cũng chú ý không sử dụng các loại giày cao gót mà nên dùng giày bệt để tránh gây áp lực đến dây thần kinh hông và khớp chậu. Cách đơn giản này cũng giúp cơn đau giảm đi rất nhiều.
Ngoài ra, bạn cũng nên tránh hoàn toàn các hoạt động có thể gây đau xương mu như mặc quần áo rộng rãi, thoải mái, không đứng hoặc ngồi quá lâu, nên vận động nhẹ nhàng để máu huyết lưu thông cũng giúp giảm đau tốt hơn.
2. Massage vùng xương chậu
Bạn nên nhờ người massage nhẹ nhàng vùng xương chậu và xương cột sống sẽ giúp khớp xương ổn định, cải thiện bớt các cơn đau mỏi tốt hơn. Ổn định vùng xương chậu cũng là cách tốt giúp bạn giảm đau cột sống và đau xương mu.
Massage vùng chậu đúng cách giúp giảm đau xương mu
3. Một số bài tập Yoga hỗ trợ
Nếu bạn khỏe mạnh, không có tiền sử dọa sảy thai, động thai trước đó có thể tham khảo các bài tập Yoga nhẹ nhàng. Tuy nhiên, bạn cũng cần lượng sức, tùy thuộc vào thể trạng để tránh ảnh hưởng đến thai nhi.
Bạn có thể tham khảo bài tập dưới đây:
Tập nằm ngửa người, cong đầu gối và bàn chân đặt trên sàn. Sau đó bạn kéo cơ bụng và cơ mông sao cho lưng đặt dưới sàn nhà và khung xương chậu nằm nghiêng. Bạn giữ nguyên tư thế trong khoảng 10 giây rồi lặp đi lặp lại bài tập khoảng 20 lần.
Biện pháp phòng ngừa đau xương mu khi mang thai
Đau xương mu khi mang thai hoàn toàn có thể phòng tránh bằng nhiều biện pháp thay đổi lối sống, sinh hoạt. Dưới đây là một số biện pháp đơn giản giúp bạn ngăn ngừa đau xương mu khi mang thai:
- Bạn nên sử dụng quần áo rộng rãi, thoáng mát để máu huyết được lưu thông.
- Nên dùng giày bệt thay cho các loại giày cao gót để giảm áp lực cho cột sống, xương chậu và xương mu.
- Khi đi ngủ nên có gối chèn và nằm nghiêng về bên trái hỗ trợ máu huyết tuần hoàn tốt hơn.
- Bạn nên đi đứng nhẹ nhàng, không nên mang vác các vật nặng khi mang thai.
- Ăn uống điều độ, ăn nhiều rau xanh, hoa quả để bổ sung vitamin và khoáng chất.
- Không dùng các loại chất kích thích có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi.
Bài viết là toàn bộ những thông tin cần biết về tình trạng đau xương mu khi mang thai. Ngoài đau xương mu, mẹ bầu còn dễ bị đau lưng, xuất huyết đột ngột, đau mỏi khớp, đau bụng… trong thai kì. Để hiểu rõ hơn về các biểu hiện khó chịu khi mang thai và cách điều trị tốt nhất, bạn hãy liên hệ với dược sĩ của chúng tôi qua hotline: 0982.91.55.53 nhé!
-
Ngôi thai ngược được hiểu là khi đầu của bé quay về phía ngực của...
-
Tình trạng dây rốn quấn cổ còn được gọi là tràng hoa quấn cổ có...
-
Ra máu khi mang thai tháng cuối còn được gọi là máu báo sinh. Hiện...
-
Khi mang thai, tình trạng ra máu luôn khiến mẹ bầu lo lắng. Nhưng ra...
-
Tim thai là mốc quan trọng hàng đầu cho thấy thai nhi khỏe mạnh và...