Đa ối khi mang thai: Tai biến nguy hiểm đe dọa tính mạng thai nhi
Định nghĩa thế nào là đa ối?
Đa ối được coi là một tai biến sản khoa khi tử cung của người mẹ tích tụ quá nhiều nước ối. Nước ối là chất lỏng được bao bọc thai nhi, giúp thai không bị chấn thương, kháng khuẩn, bảo vệ thai nhi tránh nhiễm trùng và phát triển phổi.
Nước ối còn chứa rất nhiều dinh dưỡng, giúp trẻ phát triển vị giác và giữ thân nhiệt ổn định khi còn trong bụng mẹ.
Với thai kì khỏe mạnh, nước ối tăng lên dần và khoảng tuần 37 sẽ chạm ngưỡng 1 lít nước ối. Nhưng từ đây lượng nước ối sẽ giảm dần, đến khoảng tuần 40 chỉ còn 0,5 lít. Nhưng nếu mẹ bầu bị đa ối, thể tích nước ối sẽ tăng vọt lên 2 – 3 lít. Đây được gọi là đa ối nặng.
Đa ối khiến mẹ bầu mệt mỏi, cơ thể nặng nề và gây rất nhiều tổn hại về sức khỏe với thai nhi.
Các chỉ số nhận biết đa ối
Nguyên nhân gây đa ối là gì?
Nguyên nhân dẫn đến đa ối được xác định như sau:
- Do mẹ có tiền sử bệnh đái tháo đường. Ước tính khoảng 10% chị em bị đái tháo đường sẽ phải đối mặt với đa ối khi mang thai.
- Do mẹ bầu bị tán huyết thứ phát (ảnh hưởng của kháng thể bất thường) khiến thai nhi bị thiếu máu nghiêm trọng, phù thai.
- Do bà bầu bị nhiễm virus, đặc biệt là virus rubella khi mang thai.
- Do thai nhi bất thường: Thai nhi vô sọ, khuyết tật ống thần kinh, hệ tiêu hóa bị dị tật... đều gây đa ối.
- Do thai nhi bị nhiễm sắc thể bất thường.
- Do hội chứng truyền máu song thai gây đa ối.
- Nhau thai bất thường như: nhau tiền đạo, nhau cài răng lược, tổn thương bánh nhau, phù nhau... đều ảnh hưởng đến thai nhi.
Nhận biết dấu hiệu đa ối như thế nào?
Đa ối được phân loại như sau:
- Đa ối cấp tính: chủ yếu xảy ra vào tuần thứ 16 – 20 của thai kì, có thể gây chuyển dạ, sinh non trước tuần 28. Đa ối trầm trọng còn có thể phải đình chỉ thai kì. Đa ối cấp có các biểu hiện như: bụng to rất nhanh, căng cứng, ấn vào thấy đau, tim thai loạn, âm đạo căng phồng, cổ tử cung mở, đầu ối căng, khó thở, suy hô hấp, phù, giãn tĩnh mạch, ...
- Đa ối mãn tính: Chủ yếu xảy ra ở những tháng cuối thai kì. Đa ối phát triển nhanh, gây nhiều triệu chứng: bụng to, tử cung to, nặng nề, âm đạo căng, bụng cảm giác như sóng vỗ.
Đa ối rất nguy hiểm, càng xuất hiện sớm trong thai kì thì càng nặng. Dưới đây là một số biến chứng mẹ và thai nhi có thể phải đối mặt do đa ối:
- Gây vỡ màng ối sớm, sinh non.
- Bong nhau thai.
- Ngôi thai không thuận, đa phần sinh ngôi mông.
- Gây sa dây rốn.
- Thai nhi phát triển kém, dễ gặp vấn đề về khung xương.
- Gây sinh non, băng huyết.
- Thai chết lưu, nhất là ở tuần thai thứ 20 – 24.
Khi cảm nhận thấy các dấu hiệu bất thường mẹ bầu cần đi khám ngay để ngăn chặn biến chứng nguy hiểm đến thai nhi.
Biện pháp chọc hút bớt ối
Mẹ bầu cần phải làm gì khi bị đa ối?
Đa ối thường gặp ở phụ nữ mang thai, nếu đi khám được chẩn đoán đa ối nhẹ thì bác sĩ sẽ kê một số loại thuốc lợi tiểu giúp giảm bớt ối. Trường hợp đa ối do nhiễm khuẩn bắt buộc phải sử dụng thuốc kháng sinh.
Đa ối nặng cần phải chú ý theo dõi tránh ảnh hưởng đến thai nhi. Một số trường hợp nước ối tăng nhanh cần phải chọc ối để hút nước. Bác sĩ có thể chỉ định bắt buộc mổ lấy thai để tránh nguy hiểm.
Với nhiều trường hợp, mẹ bầu cần phải nằm viện theo dõi nước ối thường xuyên.
Để tránh bị đa ối khi mang thai, mẹ bầu cần chú ý:
- Ăn uống đảm bảo đầy đủ dinh dưỡng hợp lý.
- Không nên quá lo lắng.
- Dành nhiều thời gian nghỉ ngơi, làm việc quá sức.
- Ăn nhiều rau xanh, hoa quả, dưa chuột.
- Nên ăn các món dạng canh, soup...
- Tăng cường protein, chất đạm, hải sản, động vật...
- Ăn nhiều loại trái cây như táo, chuối, đu đủ, không nên ăn các loại bưởi...
- Giới hạn lượng nước uống, chỉ nên khoảng 1,5 – 2 lít nước mỗi ngày.
- Nên tránh tuyệt đối không ăn mặn.
- Khám thai thường xuyên để theo dõi nước ối, tim thai.
Đa đối là một trong những bất thường khi mang thai cần phải được can thiệp càng sớm càng tốt để ngăn chặn sinh non, sảy thai, thai chết lưu... Mẹ bầu hãy cập nhật thêm các bài viết phổ biến của Khang Mẫu Nhi để có thêm kiến thức chăm sóc thai nhi nhé!
-
Ngôi thai ngược được hiểu là khi đầu của bé quay về phía ngực của...
-
Tình trạng dây rốn quấn cổ còn được gọi là tràng hoa quấn cổ có...
-
Ra máu khi mang thai tháng cuối còn được gọi là máu báo sinh. Hiện...
-
Khi mang thai, tình trạng ra máu luôn khiến mẹ bầu lo lắng. Nhưng ra...
-
Tim thai là mốc quan trọng hàng đầu cho thấy thai nhi khỏe mạnh và...