Bong nhau non nên sinh thường hay sinh mổ?

04:43 Ngày 23/06/2021
Bong nhau non là bệnh lý nguy hiểm trong thai kì, có thể gây đe dọa tính mạng của mẹ và thai nhi khi sinh nở. Khi thăm khám bác sĩ sẽ căn cứ vào thể trạng của mẹ bầu, tùy thuộc vào mức độ bong nhau non để có thể cân nhắc phương pháp sinh nở phù hợp nhất. Bong nhau non nên sinh thường hay sinh mổ? Mẹ bầu hãy tìm hiểu qua những thông tin chi tiết dưới đây nhé!

Hiểu đúng về tình trạng bong nhau non

Rau bong non là hiện tượng nhau bong trước khi sinh nở. Xem xét dưới hình ảnh siêu âm có thể thấy khối tụ máu sau bánh nhau, có phát hiện chảy máu dưới bánh nhau. Tử cung có thể bị bầm tím, tụ máu lan ra vùng dây chằng rộng, buồng trứng có dấu hiệu chảy máu. Thông qua hình ảnh vi thể có thể nhận thấy khu hoại tử ở vùng bánh nhau, mao mạch và động mạch bị thoái hóa, có xuất hiện huyết khối ở vùng tĩnh mạch nhỏ sau bánh nhau.

Bong nhau non được chẩn đoán thể nặng khi các sợi cơ tử cung có máu và thanh huyết hoặc máu lan vào vùng dây chằng rộng và phúc mạc tiểu khung.

Bong nhau non có nguy hiểm không?

Nhau bong non thường xảy ra đột ngột, tiến triển nhanh và khó dự đoán. Thai phụ có thể bị mất máu nhiều, sốc phản vệ do mất nhiều máu, rối loạn đông máu hoặc thiếu máu ở các cơ quan thận, gan, thùy trước tuyến yên.

Bong nhau non được đánh giá là nguy hiểm đến tính mạng của mẹ và thai nhi.

bong-nhau-non-2

Hình ảnh bong nhau non gây xuất huyết khi mang thai

Nguyên nhân gây bong nhau non là gì?

Dưới đây là những nguyên nhân hàng đầu có thể dẫn đến nguy cơ bong nhau non khi mang thai:

- Do chấn thương: Mẹ bầu bị té ngã, tác động vật lí vào vùng bụng có thể gây co bóp tử cung, dẫn đến bong nhau non, tụ máu dưới màng nuôi…

- Do nhiễm độc thai nghén: Tình trạng này có thể gặp ở mẹ bầu mang thai 3 tháng đầu thai kì do nôn nghén nhiều, cơ thể mệt mỏi, suy nhược, kiệt sức, không ăn uống được dẫn đến ảnh hưởng bào thai.

- Thiếu yếu tố sinh sợi huyết bẩm sinh: Người mẹ có sẵn các bệnh lý về máu huyết đều đe dọa đến sự phát triển của thai nhi.

- Do người mẹ hút thuốc lá, sử dụng chất kích thích, ma túy gây hại cho thai nhi.

- Do thiếu dinh dưỡng, người mẹ thiếu hụt vitamin A, canxi, axitfolic trầm trọng.

Bong nhau non chủ yếu được nhận biết qua các dấu hiệu đau bụng, ra máu. Mẹ bầu cần chú ý thăm khám sớm để được bác sĩ tư vấn cụ thể, ngăn chặn biến chứng thai chết lưu rất nguy hiểm.

Dấu hiệu nhận biết bong nhau non

Bong nhau non có hai loại là thể ẩn và thể nhẹ. Thể ẩn rất khó chẩn đoán, thể nhẹ thường có các triệu chứng nhận biết như:

- Nhiễm độc thai nghén nhẹ (nôn nghén, ăn uống kém, kiệt sức, mệt mỏi…)

- Cường độ cơn co tử cung bình thường, trương lực hơi tăng.

- Đau bụng vùng bụng dưới âm ỉ, kéo dài nhiều ngày không dứt.

- Ra máu bất thường, máu loãng, màu đen.

Các triệu chứng bong nhau non rất dễ nhầm lẫn với bệnh lý khác trong thai kì. Vì vậy, mẹ bầu cần thăm khám sớm để xác định mức độ bong nhau và nghe tư vấn của bác sĩ chuyên khoa.

bong-nhau-non-1

Bong nhau non cần được hội chẩn sinh thường hoặc sinh mổ tránh ảnh hưởng đến thai nhi

Chẩn đoán bong nhau non như thế nào?

Khi đến bệnh viện thăm khám, bác sĩ sẽ xác định tình trạng bong nhau non dựa vào những biện pháp chẩn đoán như:

- Thăm khám lâm sàng: Bác sĩ sẽ xem xét các vấn đề ra máu, đau bụng của bạn, hỏi thăm bạn về chế độ ăn uống, có lịch sử bị sảy thai, dọa sảy hay bệnh lý về tim mạch, huyết áp, máu huyết hay không?

- Siêu âm: Thông qua hình ảnh siêu âm, bác sĩ có thể chẩn đoán tình trạng bánh nhau, khối tụ máu trong bánh nhau và trong các cơ quan lân cận khác.

- Xét nghiệm máu để xác định yếu tố sinh sợi huyết giảm nhiều.

-  Đo huyết áp thấy huyết áp giảm, mạch nhanh.

- Khám tử cung thấy biểu hiện co cứng, cao dần, khó sờ, cổ tử cung cứng, ối phồng căng.

- Tử cung co cứng, cao dần lên và khó sờ thấy các phần của thai nhi.

Chẩn đoán bong nhau non cần được phân biệt với vỡ tử cung và nhau tiền đạo.

Bong nhau non nên đẻ thường hay đẻ mổ?

Hầu hết các trường hợp mắc bong nhau non đều được bác sĩ yêu cầu điều trị ổn định sức khỏe của thai phụ trước. Bạn có thể được tư vấn tiêm truyền tĩnh mạch, tiêm thuốc ổn định huyết áp. Đối với từng trường hợp bong nhau bác sĩ có thể tư vấn bạn như:

- Bong nhau non thể ẩn và thể nhẹ: Nếu thai nhi đã đủ tháng có thể được tư vấn sinh thường qua ngã âm đạo nhưng trẻ sinh ra cần được chăm sóc đặc biệt sau khi sinh.

- Bong nhau non thể trung bình và nặng: Yêu cầu phải mổ lấy thai, không bấm ối kết hợp với hồi sức, chống sốc bằng cách truyền dịch, truyền máu để bảo toàn tính mạng của mẹ và thai nhi.

Khi mang thai mẹ bầu nên tuân thủ lịch khám thai định kì, nhất là khi nhận thấy các triệu chứng như đau bụng dưới, xuất huyết âm đạo… cần phải kịp thời thăm khám và nghe theo tư vấn của bác sĩ. Tùy thuộc vào tình trạng bong nhau mà bác sĩ sẽ tư vấn bạn sinh thường hay sinh mổ để đảm bảo an toàn cho cả mẹ và con.

Tags: Tụ dịch màng nuôi khi mang thai
ĐĂNG KÝ GẶP DƯỢC SỸ
Bài đọc nhiều nhất
Hỏi chuyên gia
KẾT NỐI VỚI CHÚNG TÔI