Bong nhau non khi mang thai: Những điều mẹ bầu cần biết
1.Nhau thai bong non nguy hiểm như thế nào?
Thống kê cho thấy khoảng 1% thai phụ dễ bị bong nhau non. Tình trạng này rất ít khi sảy ra nhưng lại gây nên những biến chứng nguy hiểm cho mẹ và thai nhi. Hiện nay, Y học hiện đại vẫn chưa xác định chính xác nguyên nhân gây bong nhau non. Tuy nhiên có rất nhiều yếu tố làm tăng nguy cơ bong nhau non xuất phát từ những thói quen sinh hoạt hàng ngày như:
- Người có tiền sử nghiện thuốc lá và sử dụng ma túy: Ước tính thai phụ tiêu thụ quá 14 ly rượu mỗi tuần đều làm tăng nguy cơ gây bong nhau non.
- Chị em bị huyết áp cao, tăng huyết áp đột ngột đều có thể dẫn đến tình trạng này.
- Chị em ăn uống kém trong thai kì đều khiến cơ thể không đủ dinh dưỡng để nuôi dưỡng thai nhi.
- Chị em có tiền sử sinh nhiều con hoặc sinh con muộn trên 35 tuổi cũng khiến nguy cơ tăng cao.
- Thai phụ có tiền sử bị rối loạn đông máu dẫn đến xuất huyết đột ngột.
- Thai phụ bị tai nạn xe cộ, té ngã.
- Chị em bị u xơ tử cung, bất thường ở tử cung…
- Bất thường về dây rốn.
Hình ảnh bong nhau non khi mang thai
Bong nhau non là tình trạng báo động bị vỡ màng ối non khiến nước ối nhanh chóng rút hết và gây sinh non, sảy thai, thai chết lưu. Tình trạng này thường gia tăng ở những chị em đa thai. Ngoài ra, bong nhau non còn là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến các biến chứng:
- Người mẹ bị băng huyết.
- Thiếu oxy lên não cho bé dẫn đến tử vong hoặc nguy cơ bại não cao.
- Cắt bỏ tử cung nếu không kiểm soát việc mất máu sau khi sinh.
Bạn cần đặc biệt chú ý đến các triệu chứng đau bụng, ra máu những tháng cuối thai kì để đi khám càng sớm càng tốt.
2. Các triệu chứng nhận biết bong nhau non
Bong nhau non thường gây xuất huyết. Tuy nhiên nếu lượng xuất huyết ít và máu bị tụ lại giữa nhau thai và tử cung thì thường chỉ phát hiện qua hình ảnh siêu âm. Bong nhau non chủ yếu xảy ra trong ba tháng cuối của thai kỳ với các triệu chứng nhận biết như sau:
- Xuất huyết âm đạo, tuy nhiên thống kê cho thấy khoảng 20% phụ nữ bị nhau bong non lại không có hiện tượng xuất huyết.
- Đau bụng khi mang thai, đau vùng bụng dưới.
- Đau lưng khi mang thai.
- Cảm thấy đau nhói ở vùng bụng dưới hoặc đau thành từng cơn.
Xem thêm: Sảy thai liên tiếp nên làm gì trong tuần mang thai tiếp theo
3. Điều trị bong nhau non như thế nào?
Muốn chẩn đoán bong nhau non, thai phụ cần phải có những dấu hiệu lâm sàng và đi khám siêu âm để phát hiện sớm những bất thường khi mang thai.
Bong nhau non có thể được điều trị bằng Tây y hoặc Đông y như sau:
- Điều trị bằng thuốc Tây y:
Điều trị bong nhau non bằng Y học hiện đại chủ yếu sử dụng các loại thuốc nội tiết giúp giữ thai và những loại thuốc hạn chế co bóp tử cung. Ngoài ra, các bác sĩ sẽ dựa vào những triệu chứng để kê thuốc phù hợp với tình trạng của bạn.
Tuy nhiên, nếu nhau thai đã bắt đầu bóc tách hoàn toàn sẽ không thể có biện pháp điều trị phù hợp. Tùy thuộc vào tuổi thai mà bác sĩ sẽ tư vấn bạn có nên tiêm trưởng thành phổi hay không và tư vấn các biện pháp sinh mổ để hạn chế nguy cơ mất máu.
- Điều trị bằng thảo dược Đông y:
Y học cổ truyền có rất nhiều bài thuốc giúp an thai nổi tiếng, trong đó có “Thái Sơn Bàn Thạch Thang”. Đây là bài thuốc cổ được ghi chép trong cuốn “Cảnh nhạc toàn thư” của Trương Giới Tân – lương y có tiếng ở Trung Hoa ở thế kỉ XVI. Y học hiện đại cũng có rất nhiều công trình nghiên cứu khẳng định công dụng rất tốt của bài thuốc này trong việc điều trị dọa sảy thai, động thai, đau bụng, ra máu ở mẹ bầu.
Khang mẫu nhi hỗ trợ thai kì khỏe mạnh
Khang mẫu nhi được bào chế từ bài thuốc cổ “Thái Sơn Bàn Thạch Thang”, gia giảm thêm các vị Hoa hòe giúp bổ máu, A giao giúp chỉ huyết, Củ gai giúp an thai hiệu quả. Sản phẩm được Bộ Y tế kiểm duyệt về chất lượng, an toàn tuyệt đối với người dùng.
Khang mẫu nhi – hỗ trợ thai kì khỏe mạnh
Công ty Dược phẩm Khang linh chịu trách nhiệm phân phối
Liên hệ hotline: 0982. 91. 55. 53 để được tư vấn.
-
Ngôi thai ngược được hiểu là khi đầu của bé quay về phía ngực của...
-
Tình trạng dây rốn quấn cổ còn được gọi là tràng hoa quấn cổ có...
-
Ra máu khi mang thai tháng cuối còn được gọi là máu báo sinh. Hiện...
-
Khi mang thai, tình trạng ra máu luôn khiến mẹ bầu lo lắng. Nhưng ra...
-
Tim thai là mốc quan trọng hàng đầu cho thấy thai nhi khỏe mạnh và...