Bí quyết phân biệt cơn gò chuyển dạ thật và giả: Mẹ bầu đã biết chưa?
Nhận biết cơn gò giả (co thắt Braxton - Hicks)
Những cơn gò thường xuất hiện nhiều vào những tuần cuối thai kì. Cơn gò giả còn có tên gọi là cơn co thắt Braxton – Hicks, hầu như không gây hại đến sức khỏe mẹ bầu và thai nhi. Một số mẹ bầu còn có thể cảm nhận cơn gò sớm từ tháng thứ 4 của thai kì.
Đặc điểm cơn gò giả là không đều đặn, không có tính chu kì. Tác dụng giúp tử cung rèn luyện để chuẩn bị cho quá trình gò sinh con. Khi bạn đặt tay lên bụng sẽ cảm nhận thấy rõ tử cung co thắt lại, rồi giãn ra, nhưng không gây quá đau đớn. Cơn gò giả có thời gian ngắn, chỉ diễn ra khoảng 30s, xuất hiện bất ngờ không lường trước.
Cơn thắt Braxton Hicks hình thành do tử cung lớn lên nhanh về kích thước để thai nhi phát triển. Ngoài ra, mẹ bầu mất nước, mệt mỏi hoặc đi bộ nhiều cũng có thể bất chợt gặp cơn gò này. Càng gần đến ngày dự sinh, cơn gò càng nhiều và mạnh hơn, khiến mẹ bầu khó chịu.
Để giảm bớt cường độ của cơn gò hoặc tránh gò giả, mẹ bầu có thể uống nhiều nước, chuyển đổi tư thế khác, nghỉ ngơi nhiều hơn. Nếu bạn thấy gò thường xuyên, liên tục phải đi khám ngay để ngăn chặn nguy cơ sinh non.
Mẹ bầu chỉ cần nghỉ ngơi khi cơn gò giả đến là sẽ hết
Dấu hiệu nhận biết cơn gò chuyển dạ sinh non
Nếu bạn thấy cơn gò chuyển dạ diễn ra trước tuần thứ 37 của thai kì, thì hãy cẩn trọng trước nguy cơ dọa sinh non, sinh non.
Cơn gò chuyển dạ sinh non có đặc điểm như sau:
- Tần suất diễn ra thường xuyên, thời gian dài (trong khoảng 10 – 12 phút).
- Vừa gò vừa thấy bụng thắt chặt lại, đau quặn vùng bụng dưới.
- Đau lưng âm ỉ.
- Chuột rút ở chân.
- Áp lực tăng cao ở bụng và xương chậu.
Những dấu hiệu này rất nguy hiểm, nhất là khi kèm theo vỡ ối, tiêu chảy, chảy máu âm đạo. Những mẹ bầu có nguy cơ sinh non như: mang đa thai, có vấn đề bất thường ở cổ tử cung, tử cung, nhau thai, thói quen sống không lành mạnh, sử dụng chất kích thích, có tiền sử sinh non trước đó, viêm nhiễm phụ khoa, thiếu cân hoặc béo phì thừa cân... có nguy cơ sinh non nhiều hơn.
Khi gặp phải cơn gò mẹ bầu cần phải chú ý đặc biệt đến tần suất của cơn gò để kịp thời thông báo với bác sĩ chuyên khoa.
Dấu hiệu cơn gò chuyển dạ
Dấu hiệu nhận biết cơn gò chuyển dạ thật
Cơn gò thật sự sẽ xuất hiện sau tuần thứ 38 của thai kì và rất khó để biến mất ngay cả khi bạn đã uống nhiều nước và nghỉ ngơi. Cơn gò này diễn ra mạnh mẽ, thường xuyên, liên tục, có tác dụng khiến cổ tử cung mỏng hơn và đẩy em bé ra ngoài.
Cụ thể, cơn gò chuyển dạ thật sẽ được phân làm 2 loại như sau:
- Chuyển dạ pha tiềm thời: Đây là giai đoạn đầu của chuyển dạ, bạn sẽ cảm nhận rõ cường độ gia tăng của cơn gò. Các cơn gò được thắt chặt, giãn ra, rồi lại thắt chặt, giãn ra ở vùng bụng. Cổ tử cung sẽ mỏng dần đều và giúp em bé có thể ra ngoài một cách dễ dàng. Thời gian cơn gò có thể diễn ra từ 30 – 90 giây, ban đầu co thắt nhẹ nhàng, sau có thể đều đặn khoảng 15 – 30 phút/ lần. Càng về cuối, cơn co thắt càng có thời gian ngắn, xuống khoảng 5 phút/ lần. Ngoài ra, bạn còn có thể nhận thấy biểu hiện dịch nhầy màu hồng xuất hiện ở quần lót (bong nút nhầy tử cung) hoặc kèm theo vỡ ối.
- Chuyển dạ pha hoạt động: Đây là thời điểm cơn gò diễn ra mạnh mẽ hơn, dữ dội hơn, cổ tử cung của mẹ bầu sẽ mở rộng từ 4 – 10 cm để có thể đưa thai nhi ra ngoài. Mẹ bầu còn nhận thấy triệu chứng đau mỏi lưng, đau toàn thân, chuột rút, đau dữ dội. Cường độ cơn gò diễn ra khoảng 25 – 60 giây, khoảng cách 3 – 5 phút/ lần. Bạn hãy báo ngay với bác sĩ chuyên khoa để kiểm tra độ mở của cổ tử cung và hỗ trợ chuyển dạ thành công. Khi bác sĩ nhận thấy cổ tử cung đã đạt đến độ cần thiết thì mẹ bầu sẽ được tư vấn rặn đúng cách để đẩy bé ra ngoài.
Các giai đoạn chuyển dạ sinh thường ở thai nhi
Làm thế nào để giảm bớt cường độ khó chịu trong cơn gò giả?
Dưới đây là một số bí quyết giúp bạn giảm bớt cơn đau khi chưa đến ngày chuyển dạ:
- Đi bộ hoặc thay đổi vị trí ngồi: Bạn hãy thử đổi vị trí hoặc hít thở, đi bộ nhẹ nhàng để giảm bớt cơn đau.
- Tham khảo bài tập ngồi thiền giảm bớt cơn gò khó chịu.
- Thử để bản thân sao nhãng tâm trí như nghe nhạc, nằm nghiêng về bên trái.
Nếu bạn đã thử nhiều cách mà vẫn thấy cơn gò tần suất lặp đi lặp lại nhiều lần thì hãy đến ngay bệnh viện để được bác sĩ tư vấn kịp thời.
-
Ngôi thai ngược được hiểu là khi đầu của bé quay về phía ngực của...
-
Tình trạng dây rốn quấn cổ còn được gọi là tràng hoa quấn cổ có...
-
Ra máu khi mang thai tháng cuối còn được gọi là máu báo sinh. Hiện...
-
Khi mang thai, tình trạng ra máu luôn khiến mẹ bầu lo lắng. Nhưng ra...
-
Tim thai là mốc quan trọng hàng đầu cho thấy thai nhi khỏe mạnh và...