Bà bầu bị đau khớp háng: Đi tìm nguyên nhân và cách cải thiện
Bà bầu bị đau khớp háng có gây hại cho thai nhi không?
Các bác sĩ đều cho rằng tình trạng bầu bị đau khớp háng là rất bình thường, nhất là những mẹ bầu ở tháng cuối thai kì. Bạn có thể tham khảo một số nguyên nhân dẫn đến bà bầu bị đau khớp háng dưới đây để hiểu rõ hơn về tình trạng này nhé:
1. Do thai nhi chuyển động
Khi thai nhi chuyển động trong tử cung, liên tục thay đổi vị trí, đá hoặc xoay người đều có thể gây áp lực đến dây thần kinh của mẹ. Bạn sẽ cảm thấy khó chịu hơn khi thai nhi di chuyển nhiều xuống phần đáy tử cung trong những tháng cuối thai kì.
2. Do mẹ bị thiếu magiê
Nếu mẹ bầu bị thiếu magie khi mang thai sẽ dẫn đến các dây thần kinh hoạt động suy yếu hơn. Mẹ bầu sẽ nhận thấy những triệu chứng khó chịu như: đau khớp háng, chuột rút chân hoặc đau dây thần kinh tọa.
3. Mẹ bầu bị đau dây chằng tròn
Hệ thống dây chằng tròn suy yếu khi thai nhi lớn lên
Hệ thống dây chằng tròn có công dụng nâng đỡ tử cung và xương chậu. Khi thai nhi càng lớn thì hệ thống dây chằng càng chịu nhiều áp lực. Nhất àDây chằng tròn có vai trò hỗ trợ tử cung và xương chậu trong việc nuôi dưỡng em bé đang lớn trong bụng mẹ. Trong một số trường hợp, việc sản xuất quá nhiều hormone relaxin và progesterone sẽ dẫn đến việc kéo dài dây chằng này, gây ra hiện tượng bà bầu bị đau khớp háng.
4. Do mẹ bầu bị giãn tĩnh mạch
Khi mang thai cơ thể của mẹ bầu tăng nhanh về cân nặng, đặc biệt là phần bụng nên thường có nguy cơ cao bệnh giãn tĩnh mạch. Không chỉ vùng chân mà cả khớp háng của chị em cũng bị ảnh hưởng dẫn đến đau khớp háng.
Một số triệu chứng khó chịu đi kèm với đau khớp háng
Ngoài cảm giác ê mỏi vùng xương háng và phần xương mu âm đạo, mẹ bầu còn phải đối mặt với một số hiện tượng khác khó chịu đi kèm như:
- Rối loạn tiêu hóa, đặc biệt là táo bón kéo dài.
- Buồn tiểu nhiều, đi tiểu không tự chủ.
- Ợ hơi, ợ nóng, ăn uống khó tiêu.
Nếu cường độ những triệu chứng trên diễn ra mạnh mẽ và đi kèm với biểu hiện nhức đầu, sốt, thai nhi cử động ít… mẹ bầu cần phải nhanh chóng đi khám để được bác sĩ tư vấn kĩ hơn.
Mách bạn các biện pháp cải thiện đau khớp háng
Đau khớp háng có thể được khắc phục bằng một số biện pháp tự nhiên dưới đây:
1. Tập thể dục nhẹ nhàng
Tập Yoga khi mang thai rất tốt cho sức khỏe
Bạn có thể tham khảo một số bài tập Yoga giúp giảm đau khi mang thai. Nếu không có tiền sử động thai, dọa sảy thai hay bất kì dấu hiệu nào đe dọa đến sự phát triển của thai nhi, mẹ bầu có thể yên tâm tập thể dục thường xuyên với cường độ nhẹ.
Ngoài Yoga, bạn có thể đi bộ, đi bơi để hỗ trợ dây chằng tròn, giúp khớp xương chậu được hoạt động thường xuyên sẽ giảm tần suất cơn đau.
2. Tắm nước ấm
Chị em có thể hỗ trợ giảm đau bằng cách tắm nước ấm giúp giảm khó chịu khi mang thai. Tắm nước nóng sẽ giúp bạn giảm bớt cơn đau nhức, thư giãn, tránh áp lực tâm lí.
Xem thêm: Mách bạn 11 bí quyết giúp ngủ ngon trong tháng cuối thai kì
3. Mặc quần áo rộng rãi thoáng mát
Khi mang thai bạn nên mặc các loại quần áo rộng rãi, thoáng mát để giúp lưu lượng máu ở khu vực xương chậu được lưu thông, giúp giảm bớt cơn đau khớp háng. Các loại quần áo nên có tính chất đàn hồi tốt, chất liệu thấm hút mồ hôi để tránh áp lực lên vùng xương sống hoặc tử cung.
4. Không nên lao động nặng nhọc
Nếu mẹ bầu vẫn làm các công việc liên quan đến thể chất như bê vác các vật nặng, hoạt động chân tay nhiều sẽ khiến cho tình trạng đau khớp háng thêm trầm trọng. Mẹ bầu nên nghỉ ngơi nhiều hơn, tránh ngồi yên một chỗ nhưng cũng không nên mang vác nặng nhọc sẽ giúp giảm đau tốt hơn.
5. Giảm đau bằng cách đi bơi
Bơi lội rất có lợi cho sức khỏe, đặc biệt là với bà bầu. Bơi là môn thể thao thích hợp nhất giúp mẹ bầu giảm các cơn đau mỏi thắt lưng, đau vùng chậu. Lí do là bởi khi bạn bơi, chân, xương chậu và khớp háng của bạn sẽ được vận động thường xuyên, giảm áp lực đến hệ thống dây chằng.
6. Bổ sung các thực phẩm giàu magiê
Thiếu magie là một trong những nguyên nhân hàng đầu khiến những cơn đau xương khớp của mẹ bầu trầm trọng hơn. Chị em có thể bổ sung magie dạng viên uống theo chỉ dẫn của bác sĩ, hoặc tăng cường ăn các loại hạt, rau có màu xanh đậm, đậu, trứng… để ngăn ngừa triệu chứng liên quan đến đau dây thần kinh và ngăn ngừa chuột rút.
Mong rằng thông qua bài viết trên mẹ bầu đã hiểu rõ hơn về tình trạng đau khớp háng và có các biện pháp cải thiện tình trạng khó chịu này nhé!
-
Ngôi thai ngược được hiểu là khi đầu của bé quay về phía ngực của...
-
Tình trạng dây rốn quấn cổ còn được gọi là tràng hoa quấn cổ có...
-
Ra máu khi mang thai tháng cuối còn được gọi là máu báo sinh. Hiện...
-
Khi mang thai, tình trạng ra máu luôn khiến mẹ bầu lo lắng. Nhưng ra...
-
Tim thai là mốc quan trọng hàng đầu cho thấy thai nhi khỏe mạnh và...