Tác dụng của Hoàng cầm với phụ nữ mang thai
1.Đặc điểm vị thuốc Hoàng cầm
Hoàng cầm là vị thuốc được lấy từ phần rễ của cây hoàng cầm. Tên khoa học của loài cây này là Scutellaria baìcalensis Georg, thuộc họ Hoa môi Lamiaceae (Lơbiatae).
Cây hoàng cầm là loại cỏ cao khoảng 50cm, bên dưới có rễ phình to hình chùy. Thân cây mọc đứng, phân nhánh và có lông ngắn. Lá cây mọc đối xứng nhau, cuống lá ngắn, phiến lá hình mác dẹp, đầu tù, mặt xanh sẫm. Hoa hoàng cầm thường mọc ở đầu cành, có màu tím xanh. Cánh hoa chia làm 2 môi, 2 nhị màu vàng, bên trong bầu có 4 ngăn.
Rễ hoàng cầm màu vàng. Đây là bộ phận được thu hái, cạo vỏ mỏng đem phơi hoặc sấy khô dùng làm thuốc.
Cây hoàng cầm chủ yếu phát triển ở Trung Quốc, ở Việt Nam hầu như chưa có.
Đặc điểm cây Hoàng cầm
2. Thành phần hóa học của Hoàng cầm
Nghiên cứu chỉ ra rằng trong Hoàng cầm có chứa nhiều tinh dầu như: Scutelarin (hay woogonin) và baicalin. Đây là những hoạt chất rất tốt cho tim mạch, điều hòa huyết áp giúp tăng cường lưu thông máu đến các cơ quan.
Đối với những mẹ bầu đang mang thai, Hoàng cầm vừa giúp bổ huyết, vừa giúp huyết áp ổn định, giảm nguy cơ tiền sản giật khi mang thai.
3. Vị thuốc Hoàng cầm trong Đông y
Y học cổ truyền cho rằng Hoàng cầm có tính hàn, vị đắng, chủ yếu tác động vào kinh Tâm, Phế, Can, Đởm, Đại Tràng. Vì vậy, Hoàng cầm được dùng rất nhiều trong bài thuốc thanh thấp nhiệt, động thai do huyết hư, mất ngủ, cao huyết áp.
Vị thuốc Hoàng cầm
Bạn có thể dùng Hoàng cầm sắc mỗi ngày khoảng 6 – 15g chia làm 3 lần uống hoặc kết hợp theo các bài thuốc cổ để đặc trị bệnh dưới đây:
- Bài thuốc trị bệnh chảy máu cam, kinh nguyệt nhiều, động thai ra máu:
Bạn chỉ cần dùng Hoàng cầm sấy khô, tán nhỏ rồi viên thành các hạt nhỏ bằng hạt ngô. Mỗi ngày dùng 3 lần, mỗi lần 5g với nước đun sôi để nguội.
- Bài thuốc trị viêm niêm mạc tử cung:
Hoàng cầm 120g Hoàng liên 80g
Đại hoàng 120g
Bạn đem 3 vị thuốc tán nhỏ thành bột mịn rồi trộn chung với mật ong tạo thành viên nhỏ bằng hạt đậu đen. Mỗi ngày dùng 3 lần, mỗi lần khoảng 5 – 7 viên sẽ giúp ổn định tử cung.
- Bài thuốc cầm máu sau sinh:
Chị em sinh xong bị băng huyết, mất máu nhiều có thể dùng 10g Hoàng cầm sắc thuốc uống mỗi ngày 2 lần.
- Bài thuốc trị hen phế quản:
Hoàng cầm 12g Tang bạch bì 20g
Trúc lịch 20g Hạnh nhân 12g
Bán hạ chế 8g Ma hoàng 6g
Cam thảo 4g.
Cách dùng: Sắc uống mỗi ngày một thang.
Xem thêm: Bài thuốc trị sảy thai nhiều lần từ thảo dược Đỗ trọng
- Bài thuốc chữa sung huyết, viêm bàng quang:
Hoàng cầm 12g Hoàng bá 16g
Cỏ nhọ nồi 16g Trắc bá diệp 16g
Tỳ giải 16g Mộc thông 16g
Liên kiều 12g Hòe hoa 12g
Cách dùng: Sắc thuốc uống ngày một thang.
- Bài thuốc giúp lương huyết an thai:
Hoàng cầm 8g Chư ma căn (rễ củ gai) 12g
Tô ngạnh 12g
Cách dùng: Bạn đem sắc thuốc uống mỗi ngày 1 thang chia làm 3 lần. Bài thuốc rất tốt cho chị em bị động thai ra máu.
- Bài thuốc giúp thanh nhiệt, an thai:
Bạn chỉ cần chuẩn bị Hoàng cầm và Bạch truật với liều lượng bằng nhau rồi đem tán thành bột mịn, trộn chung với nước cơm tạo thành các viên nhỏ. Mỗi lần dùng 50 viên với nước sôi để nguội.
Khang mẫu nhi – Sản phẩm hỗ trợ an thai từ thảo dược
Khang mẫu nhi cho mẹ tròn con vuông
Khang mẫu nhi là sản phẩm được đúc kết dựa trên công thức của bài thuốc cổ truyền “Thái sơn thạch bàn thang” nổi tiếng hiệu quả an thai. Sản phẩm còn gia giảm thêm các vị Hoàng cầm, Bạch truật, Hoa hòe, Đương quy, Xuyên khung, Đỗ trọng đều là những dược liệu giúp bổ can Thận, tăng khí huyết. Thành phần Khang mẫu nhi còn gồm các dược liệu an thai quen thuộc như: Tục đoạn, Sa nhân, Củ gai….
Chiết xuất thành dạng viên nang mềm tiện lợi bằng dây chuyền hiện đại, sản phẩm Khang mẫu nhi được Bộ Y tế kiểm duyệt rõ ràng về chất lượng, không gây tác dụng phụ với người dùng.
-
Ngôi thai ngược được hiểu là khi đầu của bé quay về phía ngực của...
-
Tình trạng dây rốn quấn cổ còn được gọi là tràng hoa quấn cổ có...
-
Ra máu khi mang thai tháng cuối còn được gọi là máu báo sinh. Hiện...
-
Khi mang thai, tình trạng ra máu luôn khiến mẹ bầu lo lắng. Nhưng ra...
-
Tim thai là mốc quan trọng hàng đầu cho thấy thai nhi khỏe mạnh và...