Đi ngoài ra máu khi mang thai: Nguyên nhân và cách phòng ngừa
Bà bầu đi ngoài ra máu nguyên nhân do đâu?
Bà bầu bị đi ngoài ra máu vào bất cứ thời điểm nào khi mang thai cũng rất nguy hiểm. Đa phần máu tươi, màu đỏ nên làm mẹ bầu hoang mang, lo lắng không yên. Dưới đây là những nguyên nhân chính gây đi ngoài ra máu ở bà bầu:
1. Do táo bón
Táo bón có thể gặp ở tất cả mọi đối tượng, nhất là ở bà bầu do hormone progesterone liên tục tăng cao trong thai kì. Hormone này mặc dù khiến thai nhi ổn định, ngăn chặn nguy cơ sảy thai nhưng lại làm nhu động ruột hoạt động kém đi.
Ngoài ra, bà bầu ăn uống kém, lười vận động cũng khiến tăng nguy cơ bị táo bón nhiều hơn. Khi phân cứng đi qua hậu môn sẽ khiến vùng hậu môn bị chầy xước làm chảy máu khi đi ngoài.
Ước tính 40% chị em gặp phải táo bón trong thai kì
2. Do bệnh trĩ
Người mẹ mắc bệnh trĩ cũng khiến đi ngoài ra máu tươi. Căn bệnh này hình thành do tĩnh mạch trong và quanh ống hậu môn bị giãn ra quá mức. Áp lực ở hậu môn tăng, khi trọng lượng cơ thể của thai nhi tăng sẽ khiến cho bệnh trĩ nặng nề hơn. Chế độ ăn uống thiếu chất xơ cũng dẫn đến nhiều khó chịu khi mang thai.
3. Do chảy máu trực tràng
Dấu hiệu nhận biết chảy máu trực tràng thường gặp là đi ngoài ra máu. Hiện tượng này là do đau trực tràng, trực tràng căng tức sẽ dẫn đến nguy cơ thiếu máu, chóng mặt, choáng váng ở bà bầu.
4. Do nứt kẽ hậu môn
Nứt kẽ hậu môn cũng khiến tăng nguy cơ chảy máu khi mang thai. Nứt kẽ hậu môn thường do bệnh trĩ hoặc táo bón gây nên dẫn đến chảy máu khi đi ngoài.
Nứt kẽ hậu môn thường do tĩnh mạch hậu môn bị giãn quá mức. Trong quá trình đại tiện, khi bạn dùng sức rặn sẽ dẫn đến vết nứt này lớn và lượng máu tươi ra nhiều.
Nứt kẽ hậu môn gây đau đớn khi đại tiện
Đi ngoài ra máu khi mang thai có ảnh hưởng gì không?
Bà bầu bị đi ngoài ra máu được đánh giá là khá nguy hiểm nếu như tình trạng ra máu kéo dài nhiều ngày, gây đau đớn. Nếu đi ngoài ra máu chỉ kéo dài khoảng 1 – 2 ngày là hết thì không cần phải quá lo lắng.
Cụ thể, đi ngoài ra máu kéo dài gây nên nhiều biến chứng như:
- Tăng nguy cơ thiếu máu ở bà bầu: Do mất lượng máu nhất định mỗi ngày, tình trạng thiếu máu có thể gây hệ quả thai chậm phát triển, suy dinh dưỡng, nhẹ cân.
- Gây viêm nhiễm vùng kín: Bà bầu không biết cách vệ sinh vùng kín sẽ khiến tăng vi khuẩn gây viêm phụ khoa.
- Gây khó chịu trong sinh hoạt: Chị em đi ngoài ra máu sẽ khiến hậu môn bị nóng rát, khó chịu.
- Tăng nguy cơ mắc bệnh ở trực tràng, hậu môn: Táo bón lâu ngày hoặc các vấn đề ở cơ quan tiêu hóa lâu ngày không được điều trị sẽ khiến tạo sức ép đến các vùng này dẫn đến bệnh.
- Đe dọa thai nhi: Bà bầu bị đi ngoài ra máu, có chế độ ăn uống kém đều là nguyên nhân gây thai còi cọc, chậm lớn, suy dinh dưỡng, thiếu cân...
Ăn nhiều chất xơ giúp giảm nguy cơ đi ngoài ra máu
Xem thêm: Ra máu màu nâu khi mang thai 7 tuần tuổi: Làm thế nào để giữ thai?
Một số biện pháp giảm đi ngoài ra máu khi mang thai
Bạn nên thực hiện một số biện pháp dưới đây sẽ giúp việc đi ngoài được thuận tiện hơn:
- Cách giảm bớt áp lực cho vùng bụng: Bạn có thể đại tiện bằng cách ngồi xổm, thực hiện Yoga, thể dục để hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn.
- Thay đổi chế độ ăn, uống: Bạn nên ăn uống khoa học, bổ sung nhiều chất xơ, hoa quả, rau xanh, ăn nhiều sữa chua sẽ giúp nhuận tràng, có lợi cho hệ tiêu hóa, giúp đi đại tiện dễ dàng hơn.
- Uống nhiều nước: Nước là thành phần quan trọng, nên bổ sung ít nhất 2 lít nước mỗi ngày để hệ tiêu hóa hoạt động tốt. Ngoài nước lọc, bạn nên dùng nước ép hoa quả, sinh tố rất tốt cho sự phát triển toàn diện của trẻ.
- Thói quen đại tiện theo giờ: Bạn nên cố định thời gian đi vệ sinh để tạo lịch cố định giúp cơ thể có phản xạ buồn đại tiện và đi ngoài tốt hơn. Tuyệt đối không nên nhịn đại, tiểu tiện rất có hại.
- Vệ sinh hậu môn đúng cách: Mặc dù nứt ké hậu môn khiến bạn rất khó chịu nhưng khi đi vệ sinh hãy nhớ rửa sạch, lau khô bằng khăn bông để ngăn ngừa nhiễm trùng, sưng đỏ, nóng rát hậu môn. Mẹ bầu cũng nên vệ sinh vùng kín cẩn thận để vùng kín luôn sạch sẽ, khô thoáng, tránh viêm nhiễm phụ khoa.
Đi ngoài ra máu khi mang thai khiến mẹ bầu lo lắng, bất an? Hãy tham khảo những cách đơn giản trên để giảm tình trạng đi ngoài ra máu nhé! Bạn cũng đừng quên cập nhật các bài viết mới nhất của Khang Mẫu Nhi để biết thêm mẹo chăm sóc sức khỏe cho bà bầu nhé!
-
Ngôi thai ngược được hiểu là khi đầu của bé quay về phía ngực của...
-
Tình trạng dây rốn quấn cổ còn được gọi là tràng hoa quấn cổ có...
-
Ra máu khi mang thai tháng cuối còn được gọi là máu báo sinh. Hiện...
-
Khi mang thai, tình trạng ra máu luôn khiến mẹ bầu lo lắng. Nhưng ra...
-
Tim thai là mốc quan trọng hàng đầu cho thấy thai nhi khỏe mạnh và...