Ra máu nhiều có giữ được thai không?
1. Ra máu khi mang thai có nguy hiểm không?
Tình trạng ra máu thường gặp trong khoảng 3 tháng đầu khi mang thai. Thống kê cho thấy hầu hết chị em khi mới phát hiện có thai sẽ thấy một ít máu nâu. Đây là biểu hiện do trứng đã được thụ tinh thành công đang làm tổ tại tử cung nên không đáng lo ngại. Dấu hiệu này chủ yếu thông báo bạn đã có thai, chỉ kéo dài khoảng 2 - 5 ngày rồi hết. Bạn cũng cần chú ý là lượng màu màu nâu ra rất ít, không gây đau bụng, đau lưng và nhanh hết.
Tuy nhiên trong quá trình mang thai chị em vẫn nhận thấy dấu hiệu ra máu cần đặc biệt cẩn trọng. Nhất là khi ra máu kèm theo các dấu hiệu nguy hiểm như:
- Đau bụng âm ỉ đến dữ dội.
- Ra máu màu đỏ tươi, lượng nhiều.
- Đau thắt lưng.
- Đi tiểu rắt, tiểu buốt.
- Cơ thể mệt mỏi, chán ăn, sốt nhiều ngày không dứt.
Đây có thể là dấu hiệu cảnh báo những nguy cơ bạn đang gặp phải trong thai kì như: động thai, dạo sảy thai, thai lưu, thai ngoài tử cung, nhau tiền đạo… rất nguy hiểm cần phải đi khám kịp thời.
Ra máu khi mang thai rất nguy hiểm, mẹ bầu cần đi khám ngay
2. Ra máu khi mang thai cảnh báo bất thường nào?
Dưới đây là một số nguy cơ mẹ bầu đang gặp phải khi nhận thấy tình trạng ra máu khi mang thai:
2.1. Mang thai ngoài tử cung
Dấu hiệu ra máu khi mang thai những tuần đầu của thai kì có thể do bạn đang mang thai ngoài tử cung. Bạn sẽ nhận thấy lượng máu ra ồ ạt, đau bụng dữ dội do trứng đã thụ tinh nhưng không di chuyển được vào tử cung mà làm tổ ngay ở vòi trứng (chiếm khoảng 90%). Tình trạng ra máu đỏ tươi kèo theo đau chướng vùng bụng dưới là dấu hiệu điển hình nhất.
Mang thai ngoài tử cung cần được phát hiện sớm để tránh nguy cơ vỡ vòi trứng, ảnh hưởng đến khả năng sinh sản sau này.
2.2. Viêm nhiễm phụ khoa
Khi mang thai nội tiết tố của chị em biến động dẫn đến khí hư ra nhiều hơn. Nếu bạn vệ sinh vùng kín không đúng cách thì rất dễ mắc viêm nhiễm phụ khoa, nhất là viêm âm đạo. Tình trạng viêm nhiễm nặng có thể dẫn đến ra máu khi mang thai, ngứa vùng kín, khí hư bất thường và đi tiểu buốt, tiểu rát.
Khuyến cáo của bác sĩ chuyên khoa là bạn nên khám sản khoa và phụ khoa thường xuyên trong thời kì mang thai để sớm phát hiện viêm nhiễm, tránh nguy hiểm đến thai nhi.
2.3. Dọa sảy thai
Dọa sảy thai có thể khiến bạn ra máu bất cứ thời điểm nào, nhưng phổ biến nhất là khoảng 3 tháng đầu của thai kì. Dọa sảy thai sẽ khiến bạn cảm nhận thấy cơn đau bụng dưới, đau thắt lưng kèm theo ra máu đỏ tươi. Bạn cần phải lập tức đi siêu âm để phát hiện sớm, dùng thuốc an thai và nghỉ ngơi tuyệt đối trên giường, tránh vận động nặng để thai nhi phát triển khỏe mạnh.
2.4. Sảy thai
Dấu hiệu thường gặp khi bị sảy thai là chảy máu âm đạo, chuột rút, đau quặn bụng, đột ngột cảm thấy hết cơn nghén, không thấy thai nhi cử động… Có rất nhiều trường hợp sảy thai nhưng không phát hiện ra máu nên bạn cũng cần đặc biệt cẩn trọng, khám thai định kì để phát hiện những dấu hiệu bất thường.
Sảy thai rất nguy hiểm nếu phát hiện muộn. Sảy thai cần được can thiệp sớm để ngăn ngừa biến chứng viêm tử cung, băng huyết, nhiễm trùng ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản, thậm chí đe dọa tính mạng thai phụ.
2.5. Nhau tiền đạo
Nhau tiền đạo là hiện tượng nhau thai che mất một phần hoặc hoàn toàn lỗ cổ tử cung của người mẹ. Thai kì càng gần ngày sinh nhau tiền đạo càng khiến người mẹ chảy nhiều máu bất thường. Tình trạng này cần được can thiệp sớm bởi bác sĩ chuyên khoa, lời khuyên là bạn nên được tư vấn sinh mổ thay cho sinh thường vì rất dễ bị băng huyết nguy hiểm đến tính mạng nếu sinh thường.
3. Phải làm gì khi bị ra máu khi mang thai?
Ra máu khi mang thai liệu có giữ thai được không là thắc mắc của nhiều chị em. Câu trả lời là tùy thuộc vào nguyên nhân bạn đang gặp phải khi bị ra máu bất thường là gì. Với tình trạng dọa sảy thai, động thai hoàn toàn có thể can thiệp và giữ được thai nhi. Còn những trường hợp khác như sảy thai, mang thai ngoài tử cung… bắt buộc bạn phải được tư vấn sớm của bác sĩ chuyên khoa để lấy thai nhi ra ngoài càng sớm càng tốt, tránh nguy hiểm đến tính mạng và khả năng sinh sản sau này.
Dưới đây là một số lời khuyên cho bạn khi thấy ra máu bất thường trong thai kì:
- Siêu âm để theo dõi thai nhi và phát hiện nguyên nhân gây chảy máu trong thai kì.
- Khám phụ khoa càng sớm càng tốt.
- Thử nước tiểu để phát hiện một số bệnh hoặc nhiễm trùng nếu có.
Nếu bạn bị dọa sảy thai dẫn đến ra máu cần nghỉ ngơi tuyệt đối, kiêng quan hệ tình dục kết hợp với ăn uống, bổ sung nhiều vitamin, canxi, sắt và axit folic theo chỉ dẫn của bác sĩ để thai nhi phát triển toàn diện. Bạn tuyệt đối không nên quá lo lắng, stress, hãy lạc quan, chủ động tìm hiểu thông tin để có thai kì khỏe mạnh như mong đợi.
-
Ngôi thai ngược được hiểu là khi đầu của bé quay về phía ngực của...
-
Tình trạng dây rốn quấn cổ còn được gọi là tràng hoa quấn cổ có...
-
Ra máu khi mang thai tháng cuối còn được gọi là máu báo sinh. Hiện...
-
Khi mang thai, tình trạng ra máu luôn khiến mẹ bầu lo lắng. Nhưng ra...
-
Tim thai là mốc quan trọng hàng đầu cho thấy thai nhi khỏe mạnh và...