Ra máu màu đen khi mang thai: Dấu hiệu cảnh báo sảy thai
1. Nguyên nhân gây ra máu đen khi mang thai
Bạn băn khoăn không biết vì sao bị ra máu màu đen khi mang thai? Dưới đây là những nguyên nhân gây ra máu bất thường khi mang thai cho bạn tham khảo:
- Do mang thai ngoài tử cung: Hiện tượng ra máu đen trong những tuần đầu có thể do mang thai ngoài tử cung. Tình trạng ra máu thường đi kèm với đau quanh hố chậu, đau phần bụng dưới. Bạn cần phải đi khám để được bác sĩ thăm khám và can thiệp càng sớm càng tốt. Nhất là với chị em có tiền sử bị mang thai ngoài tử cung, khả năng thụ thai kém, có lịch sử đặt dụng cụ tránh thai… thì nguy cơ càng cao. Nếu thai ngoài tử cung vỡ ra có thể gây chảy máu âm đạo, choáng ngất, nhiễm trùng… rất nguy hiểm.
- Bị động thai, dọa sảy thai: Khi bạn bị ra máu kèm theo tình trạng đau bụng dưới, chuột rút, đau lưng… thì có thể cảnh báo bạn đang bị bóc tách túi thai, tụ dịch dưới màng nuôi, dọa sảy thai. Đây là tiền đề sảy thai nên bạn cần phải đi thăm khám gấp.
- Do thai bị chết lưu: Thai đã ngừng phát triển nhưng vẫn ở trong lòng tử cung được gọi là sảy thai, lưu thai. Hiện tượng này do rất nhiều nguyên nhân gây nên. Bạn cần phát hiện sớm để có biện pháp đưa thai nhi ra ngoài, ngăn chặn nhiễm trùng tử cung.
- Do mắc nhau thai tiền đạo: Nhau thai là phần kết nối thai nhi và cổ tử cung. Nhau thai thường bám vào thành tử cung bên phải hoặc trái. Nếu bất ngờ nhau thai bám dưới cổ tử cung thì được gọi là hiện tượng nhau tiền đạo. Điều này khiến những tháng cuối thai kì cổ tử cung mỏng đi dẫn đến chảy máu âm đạo rất nhiều, tăng nguy cơ sinh non. Thai phụ cần nhập viện ngay để được bác sĩ tư vấn.
- Do bị bong nhau non: Đây là tình trạng nhau thai bị bong ra trước khi đảy ra ngoài. Thai phụ có thể bị đau bụng, ra máu nhiều, tăng khả năng sinh non.
Bong nhau non là một trong những nguyên nhân gây ra máu khi mang thai
Như vậy ra máu đen khi mang thai là tình trạng báo động nguy hiểm cho cả mẹ và con. Thai nhi sẽ khó phát triển khỏe mạnh cho đến khi chào đời. Vì vậy, mẹ bầu cần đặc biệt chú ý và đi khám sớm để được bác sĩ tư vấn giữ thai.
Xem thêm: Ra máu nhiều có giữ được thai không?
2. Phải làm gì khi bị ra máu đen khi mang thai?
Theo lời khuyên của bác sĩ sản khoa, khi phát hiện ra máu đen tốt nhất thai phụ nên tới bệnh viện để kiểm tra, xác định nguyên nhân và có biện pháp điều trị càng sớm càng tốt.
Ngoài ra, mẹ bầu cũng cần chú ý:
- Theo dõi tình trạng ra máu mỗi ngày để kịp thời hỏi ý kiến của bác sĩ.
- Thực hiện siêu âm, làm xét nghiệm cần thiết như xét nghiệm máu, nước tiểu, hormone … để tìm hiểu nguyên nhân và điều trị theo chỉ dẫn.
- Giữ gìn vệ sinh vùng kín sạch sẽ mỗi ngày. Bạn tuyệt đối không thụt rửa vùng kín để tránh tổn thương âm đạo.
- Không nên sử dụng dung dịch vệ sinh phụ nữ hoặc hóa chất tẩy rửa có thể gây hại cho môi trường âm đạo.
- Thận trọng khi quan hệ tình dục, nhất là 3 tháng đầu hoặc cuối thai kì. Khi quan hệ cần sử dụng bao cao su để tránh lây nhiễm các bệnh qua đường tình dục.
- Ăn uống đầy đủ dưỡng chất, bổ sung canxi, vitamin, sắt, axitfolic có trong các thực phẩm rau lá xanh, đậu, các loại hạt, sữa, thịt bò… để cơ thể được khỏe mạnh.
Nhóm thực phẩm nên tăng cường để thai nhi khỏe mạnh
Khang mẫu nhi – Hỗ trợ an thai từ thảo dược tự nhiên
Sản phẩm Khang mẫu nhi được bào chế dựa trên bài thuốc cổ “Thái sơn bàn thạch thang” - bài thuốc được mệnh danh là thánh dược an thai trong Đông y. Thái sơn bàn thạch thang được Y học hiện đại khẳng định công dụng an thai hiệu quả, hoàn toàn không có tác dụng phụ.
Khang mẫu nhi cho mẹ tròn con vuông
Khang mẫu nhi được bào chế dựa trên dây chuyền hiện đại, chiết xuất 100% từ các dược liệu như:
- Tục đoạn (Radix Dipsaci): Có vị cay, đắng, tác động chủ yếu vào kinh Can và Thận, chủ chỉ huyết, giảm đau lưng, chữa động thai.
- Củ gai (Radix Boehmer): Có tác dụng lợi tiểu, tiêu viêm, an thai, cầm huyết, tả nhiệt, trị đái dắt.
- Hoàng cầm (Radix Boehmer): Có vị đắng, tính hàn, tác động vào 6 kinh: Phế, Can, Tâm, Đởm, Đại tràng, Tiểu tràng với công năng thanh thấp nhiệt, lương huyết, chỉ huyết, giải độc, an thai.
- Bạch truật (Rhizoma Atractylodis macrocephalae): Có vị ngọt, tính ấm, không độc, có tác dụng quy kinh Tỳ, Vị giúp mẹ bầu ăn uống tốt, dưỡng huyết an thai.
- A giao (Gelantinum Asini): Có vị ngọt, tình bình, tác động vào kinh Phế, Can, Thận đem lại công dụng: Tư âm dưỡng huyết, bổ phế nhuận táo, chỉ huyết an thai, rất tốt cho mẹ bầu bị chảy máu, dọa sảy.
- Hòe hoa (Styphnolobium japonicum ): Đây là thảo dược có vị ngọt, tính ấm, rất tốt cho tim mạch và tăng cường bổ máu cho bà bầu.
- Thục địa (Radix Rehmannia glutinosae praeparata): Thục địa có vị ngọt, tác dụng điều hòa kinh nguyệt, làm đen râu tóc, bổ thận , dưỡng âm, tiêu khát và trị ho suyễn.
- Đảng sâm (Radix Codonopsis): Đẳng sâm có vị ngọt, tính bình, tác dụng bồi bổ thận, sinh tân chỉ khát, trị đau nhức xương khớp, cải thiện suy nhược cơ thể và các chứng bệnh thường gặp ở nữ giới như băng huyết, bạch đới,…
- Đương quy ((Radix Angelicae sinensis): Đương quy có vị ngọt cay, tính ấm, tác dụng nhuận tràng, điều kinh, bổ huyết và mạnh gân xương. Ngoài ra đương quy còn được dùng để trị chảy máu tử cung và các chứng đau do ứ huyết.
- Bạch linh (Poria Cocos): Tác động vào Tỳ, Tâm, Thận, Phế giúp an thần, trị mất ngủ, phù nề khi mang thai.
- Bạch thược (Radix Paeoniae lactiflorae): Có vị đắng, tính hàn, hơi chua, tác động vào kinh Tỳ, Can, Thái âm, Thủ giúp dưỡng huyết, chỉ thống.
- Sa nhân (Elettaria cardamomum): Có vị cay, mùi thơm, tính ấm, tác dụng hành khí, hóa thấp, kiện tỳ, kháng khuẩn, kích thích tiêu hóa, rất tốt cho những chị em bị đau bụng, khó tiêu, nôn mửa, dọa sảy thai.
- Đỗ trọng (Eucommia ulmoides): Giúp bổ Thận, Tâm, Can, ngăn ngừa cơn co tử cung, chuyên trị sảy thai nhiều lần.
Sản phẩm Khang mẫu nhi được bào chế hoàn toàn từ các dược liệu tự nhiên có tác dụng bổ huyết, chỉ huyết, cầm huyết, giảm đau bụng, ra máu, nôn mửa, phù nề khi mang thai. Các thảo dược này đều được cổ nhân sử dụng từ lâu đời cho những trường hợp bị dọa sảy thai, động thai ra máu, sảy thai nhiều lần rất hữu hiệu. Sản phẩm an toàn tuyệt đối cho người dùng.
-
Ngôi thai ngược được hiểu là khi đầu của bé quay về phía ngực của...
-
Tình trạng dây rốn quấn cổ còn được gọi là tràng hoa quấn cổ có...
-
Ra máu khi mang thai tháng cuối còn được gọi là máu báo sinh. Hiện...
-
Khi mang thai, tình trạng ra máu luôn khiến mẹ bầu lo lắng. Nhưng ra...
-
Tim thai là mốc quan trọng hàng đầu cho thấy thai nhi khỏe mạnh và...