Ra máu khi mang thai ảnh hưởng đến thai nhi thế nào?
Ra máu khi mang thai không nguy hiểm khi nào?
Tùy thuộc vào nguyên nhân gây ra máu khi mang thai mà bác sĩ sẽ chẩn đoán cho bạn hiện tượng ra máu có nguy hiểm hay không. Thai phụ cũng cần theo dõi tình trạng ra máu có nhiều không, có đi kèm với các triệu chứng đau bụng, đau lưng hay không và ra máu vào thời điểm nào của thai kì. Nếu ra máu nhiều, lâu ngày kèm theo đau bụng dưới âm ỉ cần phải đi khám càng sớm càng tốt.
Ra máu báo có thai thường chỉ kéo dài khoảng 2-3 ngày trong những tuần đầu của thai kì. Đây là hiện tượng bình thường, không gây hại cho cơ thể người mẹ và thai nhi. Nguyên nhân gây ra máu là do thai nhi mới làm tổ ở tử cung nên còn chưa ổn định dẫn đến lượng máu nhỏ màu nâu có thể hình thành. Tuy nhiên, máu báo có thai thường không gây đau bụng, đau lưng hay bất kì triệu chứng nguy hiểm nào khác.
Ra máu khi mang thai hầu hết gây nguy hiểm khi lượng máu nhiều, kèm theo các triệu chứng khác có thể cảnh báo mang thai ngoài tử cung, thai lưu, dọa sảy thai, sảy thai, nhau tiền đạo…
Ra máu khi mang thai có thể cảnh báo nguy hiểm cho mẹ và con
Ra máu khi mang thai gây nguy hiểm như thế nào?
1. Mang thai ngoài tử cung
Thai ngoài tử cung có thể là nguyên nhân dẫn đến ra máu bất thường ở tuần thứ 4-6 của thai kì. Thông thường, trứng đã thụ tinh sẽ di chuyển và làm tổ ở tử cung nhưng mang thai ngoài tử cung là do trứng thụ tinh và làm tổ ở các cơ quan khác, trong đó 95% là ở vòi trứng.
Thai ngoài tử cung cũng có thể khiến ra máu khi mang thai ồ ạt, đau bụng dữ dội, lượng máu màu đỏ hoặc nâu đen có thể gây choáng ngất, đau đớn, thậm chí nguy hại đến sức khỏe nếu không được điều trị kịp thời.
2. Viêm nhiễm vùng kín
Viêm nhiễm phụ khoa khi mang thai có thể khiến âm đạo sưng đỏ, khí hư ra nhiều kèm theo triệu chứng ra máu màu nâu. Mẹ bầu cần chú ý vệ sinh vùng kín thường xuyên, kết hợp siêu âm khám thai và khám phụ khoa để ngăn chặn viêm nhiễm âm đạo.
Chị em khi mang thai rất dễ bị nhiễm khuẩn âm đạo, viêm phụ khoa do nội tiết tố thay đổi dẫn đến môi trường âm đạo thay đổi độ PH làm tăng nguy cơ phát triển vi khuẩn. Bạn cần được tư vấn cụ thể để tránh nguy hiểm đến thai nhi.
3. Dọa sảy thai, sảy thai, thai lưu
Dọa sảy thai, động thai là tiền đề dẫn đến sảy thai ngoài ý muốn. Biểu hiện thường thấy là đau bụng kèm chảy máu âm đạo, chuột rút, đau buốt lưng… Chị em cần phải đặc biệt chú ý đến các dấu hiệu này để sớm có biện pháp thăm khám và can thiệp kịp thời, tránh sảy thai và lưu thai.
4. Nhau tiền đạo
Nhau tiền đạo là hiện tượng nhau thai chiếm 1 phần hoặc toàn bộ lỗ cổ tử cung của thai phụ khiến người mẹ bị chảy máu bất thường. Nhau tiền đạo có thể gây đau bụng, làm tăng nguy cơ thiếu máu thai kì, dọa sinh non, ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi.
Các cấp độ nhau tiền đạo khi mang thai
Khi bị ra máu khi mang thai thì cần xử lý như thế nào?
Hiện tượng ra máu khi mang thai khiến mẹ bầu lo lắng nhưng theo lời khuyên của bác sĩ chuyên khoa bạn nên ổn định tinh thần, không nên quá stress, căng thẳng để giảm bớt nguy hiểm cho thai nhi.
Bạn nên chú ý theo dõi lượng máu ra hàng ngày để nắm được các biểu hiện bất thường kịp thời thông báo với bác sĩ chuyên khoa chính xác những vấn đề bạn đang gặp phải.
Ngoài ra, bạn cũng cần chú ý không quan hệ tình dục trong thời điểm này, giữ vệ sinh vùng kín sạch sẽ, tránh nhiễm khuẩn. Bạn cũng nên nghỉ ngơi hợp lý, tránh mang vác các vật nặng, không leo trèo cầu thang. Ngủ đủ giấc, nghỉ ngơi nhiều, không stress, không sử dụng chất kích thích kết hợp với ăn uống lành mạnh sẽ giúp cải thiện ra máu khi mang thai.
Hiện tượng ra máu khi mang thai có thể là vấn đề nguy hiểm cho thai nhi. Mong rằng những thông tin bổ ích trên sẽ giúp bạn chăm sóc bản thân và thai nhi tốt nhất.
-
Ngôi thai ngược được hiểu là khi đầu của bé quay về phía ngực của...
-
Tình trạng dây rốn quấn cổ còn được gọi là tràng hoa quấn cổ có...
-
Ra máu khi mang thai tháng cuối còn được gọi là máu báo sinh. Hiện...
-
Khi mang thai, tình trạng ra máu luôn khiến mẹ bầu lo lắng. Nhưng ra...
-
Tim thai là mốc quan trọng hàng đầu cho thấy thai nhi khỏe mạnh và...