Tổng hợp 11 lý do gây ra dịch khí hư màu nâu khi mang thai
Nguyên nhân gây ra dịch nâu nhạt khi mang thai?
Khí hư ra nhiều khi mang thai là tình trạng phổ biến. Dịch âm đạo có màu nâu nhạt thường do bị lẫn máu, khi thoát ra ngoài lẫn với khí hư có màu nâu. Tình trạng này hình thành do các yếu tố sau:
1. Do thai nhi mới làm tổ trong tử cung
Dịch âm đạo màu nâu xuất hiện ở những tuần đầu thai kì cũng có thể do thai nhi mới làm tổ trong tử cung. Trong khoảng 2 tuần đầu sau khi trứng đã thụ tinh sẽ tạo thành phôi thai di chuyển đến tử cung để làm tổ. Trong quá trình này có thể gây chảy máu được gọi là máu báo có thai. Vì vậy, dịch khí hư cũng có thể lẫn với chút máu báo dẫn đến có màu nâu. Tình trạng này là bình thường và có thể tự hết trong một vài ngày.
2. Do thăm khám cổ tử cung chưa đúng cách
Trong quá trình mang thai, cổ tử cung luôn có nhiều thay đổi để chuẩn bị cho quá trình sinh nở suôn sẻ. Cổ tử cung của bạn sẽ to lên về hình dáng, nở ra và mềm hơn. Vì vậy, các mạch máu cũng trở nên nhạy cảm hơn, dễ bị xuất huyết nếu có các tác động như quan hệ tình dục mạnh bạo, thăm khám cổ tử cung không đúng cách…
Cổ tử cung có nhiều thay đổi khi mang thai
3. Hiện tượng màng rụng
Lớp niêm mạc tử cung phát triển trong thai kì có thể bị bong ra gây chảy máu nhẹ khi mới mang thai. Tình trạng này thường kéo dài đến hết 2 tháng đầu thai kì. Bạn có thể thấy những đốm máu nhỏ ở quần lót nhưng không gây đau bụng. Đây là hiện tượng bình thường và không gây ảnh hưởng đến thai nhi.
4. Vấn đề viêm nhiễm
Chị em có thể bị các bệnh lý liên quan đến viêm nhiễm tình dục khi mang thai như: bệnh lậu, giang mai… hoặc các bệnh viêm nhiễm phụ khoa khác đều có thể gây hại cho thai nhi. Chị em sẽ nhận thấy các triệu chứng viêm ngứa cơ quan sinh dục, khí hư có mùi hôi, đau rát khi đi tiểu…. Tốt nhất nên kết hợp siêu âm vùng bụng với khám phụ khoa để biết rõ nguyên nhân và làm theo chỉ dẫn của bác sĩ để ngăn chặn vi khuẩn làm tổn thương nước ối, đe dọa thai nhi.
5. Thai ngoài tử cung
Thai nhi phải làm tổ trong buồng tử cung mới có thể phát triển được. Thai ngoài tử cung là bệnh lý, chỉ tình trạng thai làm tổ ở vị trí khác ngoài tử cung, trong đó chiếm 98% là ở vòi tử cung. Chị em sẽ cảm nhận thấy cơn đau bụng dữ dội, chảy máu nhiều do thai vỡ, nếu không can thiệp sớm có thể dẫn đến tử vong. Khi nhận thấy dịch khí hư màu nâu ra nhiều, kèm theo chảy máu âm đạo ồ ạt, đau quặn vùng bụng dưới, khó thở, đau đầu, chóng mặt, buồn nôn… mẹ bầu cần phải đi khám càng sớm càng tốt.
6. Dọa sảy thai
Dịch màu nâu khi mang thai có thể do chảy máu thai kì. Đây không chỉ là dấu hiệu của dọa sảy thai mà còn có thể dự báo sảy thai bất thường. Dọa sảy thai sẽ đi kèm với các triệu chứng như sau: đau bụng nhiều, ra máu âm đạo… Nếu ngăn chặn sớm sẽ giúp thai nhi ổn định trong lòng tử cung, nhưng nếu không phát hiện và điều trị kịp thời sẽ khiến tăng nguy cơ sảy thai ngoài ý muốn.
7. Thai trứng (chửa trứng)
Thai trứng là một tình trạng bệnh lí, không có phôi thai mà nhau thai phát triển tương tự như những túi nhỏ như chùm nho. Các túi này hoàn toàn là nước, có thể gây vỡ ra dẫn đến chảy máu, đau bụng. Thai trứng bắt buộc phải được loại bỏ càng sớm càng tốt và theo dõi trong vòng 1 năm để tránh biến chứng ác tính trước khi có ý định mang thai trở lại.
Tình trạng chửa trứng rất nguy hiểm
8. Polyp cổ tử cung
Polyp tử cung là một dạng tổn thương tương tự như khối u lành tính hoặc ác tính. Phần mạch máu ở cổ tử cung thay đổi rõ rệt, nếu có các polyp ở đây sẽ khiến tử cung xuất huyết dẫn đến khí hư có lẫn máu.
9. Thai lưu
Sảy thai, thai lưu là tình trạng thai nhi đã chết trong bụng mẹ do rất nhiều nguyên nhân gây nên. Sảy thai thường đi kèm với triệu chứng đau bụng dữ dội, ra máu nhiều. Sảy thai cần phải được can thiệp sớm để loại bỏ thai nhi, tránh gây nhiễm trùng tử cung gây ảnh hưởng đến khả năng sinh sản sau này.
Xem thêm: Mẹ bầu bị đau bụng ra máu cục khi mang thai tháng đầu phải làm sao?
10. Bất thường về nhau thai
Tình trạng bong nhau non hay nhau tiền đạo trong 3 tháng cuối thai kì cũng có thể gây ra dịch màu nâu khi mang thai. Những vấn đề ở bánh nhau có thể khiến thai nhi không nhận đủ dinh dưỡng và oxi, làm tăng nguy cơ thai chết lưu, dọa sinh non, băng huyết khi sinh…
11. Bong nút nhầy cổ tử cung – dấu hiệu chuyển dạ
Trong những ngày gần kề dự sinh, cổ tử cung của bạn có dấu hiệu bị bong ra để chuẩn bị cho thai nhi thoát ra ngoài. Đây chính là triệu chứng sắp chuyển dạ, khiến khí hư có màu nâu hoặc màu hồng phớt, có lẫn chút máu.
Phải làm gì khi ra dịch màu nâu trong thai kỳ?
Nếu bạn phát hiện sớm tình trạng khí hư có lẫn máu hoặc màu nâu nhạt, hãy làm theo hướng dẫn dưới đây:
- Nếu đã đến gần ngày sinh bạn nên tới bệnh viện để được bác sĩ thăm khám cụ thể.
- Không quan hệ tình dục nếu có các bất thường dọa sảy thai, động thai, ra máu.
- Thăm khám phụ khoa càng sớm càng tốt và làm theo hướng dẫn của bác sĩ.
- Nghỉ ngơi hợp lý.
- Ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng, tăng cường ăn các thực phẩm tốt cho thai nhi.
Khang mẫu nhi – Sản phẩm hỗ trợ thai kì từ thảo dược
Khang mẫu nhi cho thai kì khỏe mạnh, mẹ tròn con vuông
Khang mẫu nhi là sản phẩm được bào chế từ bài thuốc “Thái sơn bàn thạch thang” – an thai thánh dược nổi tiếng từ thế kỉ XVI ở Trung Hoa. Khang mẫu nhi gồm 100% thành phần thảo dược tự nhiên như:
- Nhóm dược liệu giúp bổ huyết, tác động chủ yếu vào Can, Tỳ, Thận giúp tăng cường điều hòa máu huyết, dưỡng thai như: Xuyên khung, Đương quy, Bạch truật, Hoàng Cầm…
- Nhóm thảo dược an thai khỏe mạnh, giảm nhanh các triệu chứng đau bụng, ra máu như: Củ gai, Tục đoạn, Sa nhân, Đỗ trọng…
Bạn có thể kết hợp sử dụng Khang mẫu nhi với các biện pháp ăn uống, nghỉ ngơi để cơ thể sớm khỏe mạnh!.
-
Ngôi thai ngược được hiểu là khi đầu của bé quay về phía ngực của...
-
Tình trạng dây rốn quấn cổ còn được gọi là tràng hoa quấn cổ có...
-
Ra máu khi mang thai tháng cuối còn được gọi là máu báo sinh. Hiện...
-
Khi mang thai, tình trạng ra máu luôn khiến mẹ bầu lo lắng. Nhưng ra...
-
Tim thai là mốc quan trọng hàng đầu cho thấy thai nhi khỏe mạnh và...