Máu báo sảy thai có màu gì?

04:40 Ngày 04/01/2021
Máu báo sảy thai có màu gì là thắc mắc của rất nhiều chị em. Khoảng 30% chị em phải đối mặt với tình trạng dọa sảy thai, sảy thai trong 3 tháng đầu thai kì. Mong rằng những thông tin chia sẻ dưới đây có thể giúp bạn giải đáp những thắc mắc để can thiệp sớm, tránh ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản sau này.

Sảy thai có ra nhiều máu không? Máu màu gì?

Sảy thai là nỗi lo lớn nhất của mẹ bầu, nhất là trong khoảng 3 tháng đầu mang thai. Thống kê cho thấy cứ khoảng 5 phụ nữ mang thai thì có 1 chị em bị dọa sảy thai và sảy thai ngoài ý muốn.

Dấu hiệu ra máu là tình trạng điển hình cảnh báo bị sảy thai. Lượng máu thường nhiều, màu đỏ tươi, sau đó có thể là màu nâu hoặc màu đỏ thẫm. Đây là triệu chứng điển hình khi hàm lượng hormone đột ngột sụt giảm khi sảy thai.

Sẩy thai tiến triển theo 2 quá trình là dọa sảy thai và sảy thai thật sự. Hai quá trình này lượng máu và màu sắc cũng khác nhau. Bạn có thể nhận biết qua một số dấu hiệu dưới đây:

- Dọa sảy thai: Đây là tình trạng chị em ra máu âm đạo thường ít, màu đỏ sậm hoặc bầm đen. Ngoài ra, thai phụ còn nhận thấy hiện tượng đau lưng, chuột rút, đau bụng. Các dấu hiệu này sẽ kéo dài trong khoảng vài ngày và chị em cần phải sử dụng thuốc theo chỉ dẫn của bác sĩ chuyên khoa để ngăn chặn sảy thai.

- Sảy thai: Sảy thai thường nhận biết bằng tình trạng máu ồ ạt ra nhiều kèm theo các triệu chứng đau mỏi thắt lưng, bụng. Bạn sẽ cảm nhận được cơn co của tử cung. Ở những tuần thai nhỏ, khi bị sảy thai hoàn toàn sẽ đào thải bào thai ra ngoài đột ngột, máu màu đỏ kèm theo cục máu đông. Khi tuổi thai lớn hơn không thể tự đào thải mà vẫn còn lưu lại trong buồng tử cung thì lượng máu ít hơn, các triệu chứng ốm nghén mất đi, tim thai không hoạt động. Nếu thai chết lưu trong bụng mẹ cần tiến hành thủ thuật nạo, phá thai để đưa bào thai ra ngoài càng sớm càng hạn chế nguy cơ nhiễm trùng tử cung.

mau-bao-say-thai-1

Sảy thai hoàn toàn và sảy thai không hoàn toàn

Một số dấu hiệu sảy thai khác mẹ bầu nên biết

Ngoài hiện tượng ra máu âm đạo, mẹ bầu cũng cần lưu ý đến các dấu hiệu sảy thai khác như:

- Đau bụng dữ dội:

Chị em có thể cảm nhận thấy cơn đau bụng từng cơn dữ dội như tử cung đang co bóp. Tình trạng này cảm giác như những cơn đau bụng kinh kèm theo đau lan rộng xuống vùng xương chậu và lưng.

- Khí hư ra nhiều, màu bất thường:

Ngoài triệu chứng đau bụng, ra máu, chị em còn nhận thấy dịch nhầy ra ồ ạt hơn, có thể lẫn những cục máu đông hoặc lẫn máu. Nhất là dịch khí hư có thể có mùi hôi khó chịu càng không thể chủ quan.

mau-bao-say-thai-2

Ra nhiều khí hư khi mang thai cần phải cẩn trọng

- Chuột rút :

Thai chết lưu có thể là nguyên nhân hàng đầu gây nên tình trạng chuột rút thường xuyên ở chị em. Nếu chuột rút nhiều, đau đớn kèm theo chảy máu, đau lưng, đau bụng, chị em cần phải đi khám càng sớm càng tốt.

- Không thấy chuyển động thai:

Nếu thai nhi khỏe mạnh mẹ bầu có thể cảm nhận được chuyển động thai từ tháng thứ 4 của thai kì. Sau 4 tháng bạn không cảm nhận được những cú đạp, huých của thai nhi cần phải cẩn trọng. Nhất là khi theo dõi kết quả siêu âm không thấy chuyển động thai cần lập tức tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa.  

- Đau lưng dữ dội:

Đau lưng cũng là dấu hiệu cảnh báo sảy thai. Cơn đau thường dữ dội, co thắt vùng thắt lưng kèm theo đau vùng chậu và máu ra nhiều.

- Mất hoàn toàn dấu hiệu ốm nghén:

Nếu bỗng dưng bạn thấy mình khỏe khoắn, hết nôn nghén cần đặc biệt cẩn trọng. Nôn nghén là tình trạng hormone trong cơ thể của mẹ đang gia tăng, thai nhi đang phát triển. Nếu tình trạng này biến mất hoàn toàn kèm theo các triệu chứng trên cần đi chủ động đi khám sớm.

Xem thêm: Sảy thai tự nhiên và những điều chị em cần biết

Mẹ bầu cần làm gì khi bị sảy thai?

Khi nhận thấy các dấu hiệu cảnh báo sảy thai mẹ bầu cần phải đi khám sớm để được bác sĩ chẩn đoán và can thiệp kịp thời.

Nếu mẹ bầu bị sảy thai, tùy thuộc vào thể trạng mà bác sĩ sẽ tư vấn kiểm tra buồng tử cung và tuổi thai để có hình thức đào thải thai nhi ra ngoài. Thủ thuật dùng thuốc hoặc nạo phá thai cần phải tiến hành khẩn trương để tránh nhiễm trùng buồng tử cung. Ngoài ra, bạn cần phải lựa chọn cơ sở uy tín, bác sĩ có chuyên môn để ngăn chặn băng huyết hoặc sót nhau thai dẫn đến nhiễm trùng rất nguy hiểm.

Sau sảy thai, bạn cần phải có kế hoạch nghỉ ngơi để phục hồi sức khỏe. Bạn không nên buồn bã quá mức bởi đây là việc không ai mong muốn. Tốt nhất nên có kế hoạch nghỉ ngơi, ăn uống, kiêng quan hệ tình dục theo chỉ dẫn của bác sĩ chuyên khoa để cơ thể sớm khỏe mạnh!

Tags: Ra máu khi mang thai
ĐĂNG KÝ GẶP DƯỢC SỸ
Bài đọc nhiều nhất
Hỏi chuyên gia
KẾT NỐI VỚI CHÚNG TÔI