Mang thai bị ra huyết hồng nhưng không đau bụng có làm sao không?
Triệu chứng hiện tượng ra máu hồng nhưng không đau bụng
Hầu hết các mẹ bị ra huyết hồng khi mang thai thường có các dấu hiệu điển hình như sau:
- Huyết hồng lẫn với máu nâu, đen, và đột ngột ngừng sau khoảng vài ngày.
- Máu ra nhiều không giảm.
- Máu ra ít, lượng ít trong vài ngày.
- Siêu âm vẫn thấy nhịp tim thai, chỉ số thai nhi đang phát triển.
Khi bị ra huyết hồng nhưng không đau bụng hầu hết là tình trạng cảnh báo các dấu hiệu động thai, dọa sảy thai… đe dọa thai nhi. Tốt nhất bạn vẫn nên đi thăm khám để tìm hiểu rõ nguyên nhân và được bác sĩ tư vấn kịp thời.
Nguyên nhân ra huyết hồng trong từng giai đoạn mang thai
9 tháng mang thai được chia làm tam cá nguyệt thứ nhất (3 tháng đầu), tam cá nguyệt thứ 2 (3 tháng giữa) và 3 tháng cuối thai kì. Tùy thuộc vào thời điểm ra huyết mà có các nguyên nhân cụ thể như sau:
- Ra máu 3 tháng đầu tiên thai kỳ:
Thời điểm này có thể do mới thụ thai nên tử cung có nhiều thay đổi. Sau khoảng 7 - 9 ngày thụ thai, mẹ bầu có thể thấy máu hồng nhạt dưới đáy quần, lượng ít kèm theo triệu chứng nặng bụng không đau. Đây là thời điểm phôi thai di chuyển vào làm tổ ở tử cung dẫn đến chảy máu.
Ra huyết hồng cũng có thể là dấu hiệu của động thai, dọa sảy thai. Nếu người mẹ ăn uống kém, không kiêng cữ, vận động quá mạnh, bị ngã, va đập… đều có thể là nguyên nhân gây chảy máu khi mang thai. Tuy nhiên, dấu hiệu ra máu hồng thường đi kèm với triệu chứng đau bụng, đau lưng nhiều.
Ra huyết hồng khi mang thai cũng có thể là dấu hiệu thai ngoài tử cung hoặc nhiễm trùng cổ tử cung. Chị em sẽ cảm thấy những cơn đau bụng dữ dội, đau lưng, mệt mỏi, thậm chí ngất xỉu, đặc biệt nguy hiểm nếu để thai vỡ.
Ra huyết hồng khi mang thai có thể là dấu hiệu dọa sảy thai
- Ra huyết hồng giai đoạn giữa và cuối thai kỳ:
Giai đoạn giữa và cuối khi mang thai bị ra huyết hồng thường không phải do động thai, dọa sảy thai mà do những vấn đề nghiêm trọng như:
+ Nhau tiền đạo: Nhau thai nằm thấp và gần cổ tử cung là tình trạng khá hiếm gặp. Tuy nhiên, nhau tiền đạo lại là nguyên nhân gây máu ra nhiều đến hết thai kì.
+ Nhau bong non: Đây là dấu hiệu máu tụ lại giữa phần nhau thai và tử cung khiến máu có thể chảy ra ngây tình trạng huyết hồng, đau lưng.
+ Cuống rốn tiền đạo: Do mạch máu của thai nhi trong dây rốn bị thai nhi che lấp dẫn đến ứ đọng lại có thể gây vỡ cuống rốn đẫn dến lưu thai.
+ Dấu hiệu chuyển dạ: Ra huyết hồng khi mang thai có thể xảy ra một vài ngày trước khi chuyển dạ. Bạn nên theo dõi lượng máu, nếu có cơn đau gò bụng, bung nút nhầy hoặc vỡ ối nên lập tức tới bệnh viện để được các bác sĩ thăm khám.
Phòng ngừa nguy cơ ra huyết hồng khi mang thai
Muốn phòng ngừa tình trạng ra huyết hồng khi mang thai để tránh những biến chứng nguy hiểm, mẹ bầu cần chú ý:
- Thăm khám thai định kì để nhận biết sớm các dấu hiệu bất thường.
- Theo dõi những triệu chứng như: lượng máu nhiều hay ít, có đi kèm với triệu chứng đau bụng, đau mỏi lưng, khó chịu hay không để được bác sĩ tư vấn và điều trị.
- Tăng cường thực phẩm bổ dưỡng, sử dụng các món ăn an thai như: gà hầm thuốc bắc, cháo cá chép, ngải cứu hầm trứng gà… và hoa quả, rau xanh… để cơ thể phục hồi.
- Nghỉ ngơi tuyệt đối, không leo trèo cầu thang, không đi lại nhiều.
Khang mẫu nhi – Ngăn ngừa nỗi lo ra huyết hồng khi mang thai
Khang mẫu nhi cho mẹ tròn con vuông
Như vậy, ra huyết hồng không đau bụng cũng có thể là dấu hiệu cảnh báo dọa sảy thai, động thai, nhau tiền đạo… khiến mẹ bầu lo lắng không yên. Hiểu được những băn khoăn của thai phụ, sản phẩm Khang mẫu nhi được chiết xuất 100% từ thảo dược tự nhiên ra đời giúp loại bỏ nỗi lo đau bụng, ra máu, động thai, dọa sảy thai. Lấy nguyên mẫu từ bài thuốc an thai thánh dược “Thái sơn bàn thạch thang” được Y học cổ truyền và khoa học hiện đại đánh giá cao về tác dụng bổ tỳ kiện, dưỡng can thận, an thai hiệu quả, Khang mẫu nhi còn gia giảm thêm các vị A giao (ngăn ngừa chảy máu bất thường), Hoa hòe (bổ máu), Củ gai (an thai).
Khang mẫu nhi an toàn tuyệt đối với người dùng. Ngoài việc sử dụng sản phẩm mỗi ngày, mẹ bầu nên kết hợp ăn uống, nghỉ ngơi hợp lý để đạt hiệu quả tốt nhất.
-
Ngôi thai ngược được hiểu là khi đầu của bé quay về phía ngực của...
-
Tình trạng dây rốn quấn cổ còn được gọi là tràng hoa quấn cổ có...
-
Ra máu khi mang thai tháng cuối còn được gọi là máu báo sinh. Hiện...
-
Khi mang thai, tình trạng ra máu luôn khiến mẹ bầu lo lắng. Nhưng ra...
-
Tim thai là mốc quan trọng hàng đầu cho thấy thai nhi khỏe mạnh và...