Bác sĩ nói gì về hiện tượng ra máu như hành kinh khi mang thai?

10:12 Ngày 03/07/2021
Có khoảng 15-25% phụ nữ gặp hiện tượng ra máu trong ba tháng đầu mang thai. Đa phần các trường hợp là chảy máu nhẹ, không phải bệnh lý. Ra máu khi mang thai tháng thứ 2 dạng những đốm máu nhỏ màu nâu hoặc hồng nhạt có thể là dấu hiệu trứng đã thụ tinh vào làm tổ trong tử cung. Ngoài ra, khi mang thai, hormone của phụ nữ thay đổi, lượng máu đến tử cung tăng lên, cổ tử cung dễ chảy máu, nhất là sau quan hệ tình dục hoặc khám phụ khoa.

Tuy nhiên, một số trường hợp chảy máu âm đạo là dấu hiệu bệnh lý nghiêm trọng. Do đó, khi có dấu hiệu ra máu như hành kinh khi mang thai, thai phụ cần đến các cơ sở y tế để tìm ra nguyên nhân và xử trí kịp thời. Có những trường hợp phải can thiệp sớm để giữ thai, cũng có những trường hợp phải đình chỉ thai càng sớm càng tốt để bảo vệ sức khỏe và tính mạng của người mẹ. 

Nguyên nhân ra máu như hành kinh khi mang thai

Tùy theo từng giai đoạn trong thai kỳ, nguyên nhân ra máu khi mang thai sẽ khác nhau. Cụ thể như sau:

Nguyên nhân gây ra máu như hành kinh khi mang thai 3 tháng đầu gồm có:

- Phôi thai làm tổ: Khoảng 10-14 ngày sau khi thụ tinh, trứng làm tổ trong buồng tử cung sẽ khiến âm đạo ra máu, gọi là máu báo thai. Mẹ có thể dùng que thử thai để biết chắc chắn mình đã có thai hay chưa.

- Chửa ngoài tử cung: Thai làm tổ và phát triển tại vị trí ngoài tử cung, chẳng hạn như ở vòi trứng, ống dẫn trứng… cũng khiến ra máu như hành kinh khi mang thai.

- Sảy thai: Giai đoạn đầu thai kỳ, nếu mẹ mang thai ra máu đỏ tươi, đỏ sẫm, nâu hoặc đen, có thể ra nhiều hoặc ít kéo dài thì có thể là dấu hiệu sảy thai. Ngoài chảy máu, mẹ sẽ gặp một số triệu chứng đi kèm như bụng đau âm ỉ hoặc đau theo từng cơn, đau bụng khu trú hoặc toàn vùng hạ vị.

- Chửa trứng (thai trứng): Bánh rau bị thoái hóa một phần hoặc toàn bộ, trở thành những túi dịch to nhỏ, dính vào nhau thành chùm. Triệu chứng phổ biến nhất của chửa trứng là chảy máu ở âm đạo, có màu sẫm đen hoặc đỏ tươi, máu loãng và chảy kéo dài.

- Tụ máu dưới màng đệm: Máu tụ giữa lớp màng đệm và cơ tử cung của mẹ bầu, thường dẫn đến chảy máu âm đạo ở giai đoạn đầu và giữa của thai kỳ.

Nguyên nhân gây ra máu như hành kinh khi mang thai hoặc mang thai ra máu đỏ tươi trong giai đoạn tam cá nguyệt thứ hai và thứ ba của thai kỳ có thể là:

- Suy cổ tử cung: Cổ tử cung mở sớm dẫn đến sinh non trong giai đoạn giữa thai kỳ. Các triệu chứng sớm gồm: căng tức âm đạo, chảy máu âm đạo hoặc ra máu từng chút một, đau thắt lưng, đau bụng.

- Sảy thai:  (trước tuần thứ 20 thai kỳ) hoặc thai chết lưu trong tử cung.

- Nhau thai bong non: Thông thường, sau khi thai được sinh ra ngoài, nhau thai sẽ tách ra khỏi thành tử cung. Hiện tượng nhau bong non là khi nhau thai tách ra một phần hoặc hoàn toàn thay vì bám vào tử cung trước khi em bé ra đời. Đây là một cấp cứu sản khoa, diễn tiến nhanh, có thể dẫn đến tử vong, gồm các triệu chứng: đau bụng đột ngột, dữ dội, bụng cứng như gỗ, ra máu âm đạo loãng, sẫm màu, mẹ bị choáng, tim thai bất thường. 

- Rau tiền đạo: Nhau thai bám thấp, che kín hoàn toàn hoặc một phần lỗ trong tử cung gây xuất huyết khi mang thai.

- Sinh non: Hiện tượng này có thể dẫn đến xuất huyết nhẹ, mẹ mang thai ra máu đỏ tươi, đỏ thẫm, đi kèm với những cơn co thắt, đau lưng âm ỉ hoặc tăng áp lực vùng chậu.

- Gặp các vấn đề về tử cung: Chẳng hạn như nhiễm trùng cổ tử cung, tăng sinh nội mạc tử cung.

- Vỡ tử cung: Là tai biến sản khoa nguy hiểm, tử cung bị rách từ niêm mạc qua lớp cơ, có thể đe dọa tính mạng của mẹ và thai nhi.

Vào những ngày cuối thai kỳ, nếu mẹ bầu thấy xuất hiện những vết máu hồng nhạt, đỏ hoặc nâu đỏ, có lẫn chất nhầy, dịch âm đạo tiết nhiều, thay đổi từ loãng thành đặc hơn thì đây chính là dấu hiệu sắp chuyển dạ. Lúc này, cổ tử cung mỏng hơn, mạch máu ở cổ tử cung bị vỡ gây chảy máu âm đạo. Nếu ra máu như hành kinh khi mang thai, máu đỏ tươi, chị em nên nhập viện sớm. Thông thường cơn chuyển dạ sẽ tới trong vòng 3-4 ngày sau khi ra máu, tuy nhiên cũng có trường hợp lên tới 1-2 tuần.

Mẹ bầu cần làm gì khi bị ra máu như hành kinh khi mang thai?

Khi mang thai ra máu đỏ tươi như hành kinh, nhiều mẹ sẽ có tâm lý lo sợ, căng thẳng. Vì vậy việc đầu tiên các mẹ cần làm là giữ bình tĩnh để theo dõi xem lượng máu ra nhiều hay ít, màu sắc thế nào, có kèm dấu hiệu bất thường không, kiểm tra lại tiền sử bệnh của bản thân… Sau đó nhanh chóng tới bệnh viện để kiểm tra, thăm khám ngay. 

Thời gian này, mẹ bầu cần tập trung nghỉ ngơi, dưỡng sức, vận động nhẹ nhàng, tránh mang vác nặng, tránh quan hệ tình dục, vệ sinh vùng kín sạch sẽ để tránh viêm nhiễm.

Cần tới gặp bác sĩ trong các trường hợp ra máu như hành kinh khi mang thai dưới đây: 

Nếu gặp triệu chứng ra máu như hành kinh khi mang thai, mang thai ra máu đỏ tươi, mẹ bầu không nên chủ quan mà hãy đi thăm khám hoặc thông báo cho bác sĩ theo dõi thai kỳ của mình, đặc biệt trong các trường hợp sau:

- Xuất huyết nhẹ trong vòng một ngày với tam cá nguyệt thứ nhất và trong vài giờ với tam cá nguyệt thứ hai.

- Chảy máu âm đạo kèm theo đau bụng dữ dội, đau xương chậu, chuột rút, sốt hoặc ớn lạnh.

- Chảy máu âm đạo và người mẹ thuộc nhóm máu hiếm (Rh-).

- Chảy máu nhiều hoặc có cục máu đông.

- Mẹ bị ngất xỉu, chóng mặt, choáng váng.

Ra máu là hiện tượng nguy hiểm khi mang thai. Bạn có thể tham khảo sản phẩm Khang Mẫu Nhi được đúc kết từ bài thuốc cổ “Thái sơn bàn thạch thang” gia giảm thêm các vị Củ gai, Tục đoạn, A giao… đem lại công dụng cầm máu, dưỡng huyết, an thai cực tốt.

Mọi chi tiết về sản phẩm xin vui lòng liên hệ hotline: 0982.91.55.53 để được dược sĩ tư vấn.

Tags: Ra máu khi mang thai , Điều trị ra máu khi mang thai
ĐĂNG KÝ GẶP DƯỢC SỸ
Bài đọc nhiều nhất
Hỏi chuyên gia
KẾT NỐI VỚI CHÚNG TÔI