Bà bầu mang thai tháng thứ 7 bị ra máu có sao không?

09:09 Ngày 03/07/2021
Mẹ bầu đang mang thai tam cá nguyệt thứ 3, khi thai nhi được 7 tháng mà có biểu hiện bị ra máu rất đáng lo ngại, có thể dẫn đến sinh non. Tuy nhiên, mang bầu 7 tháng bị ra máu có thực sự đáng lo ngại hay không? Cùng tìm hiểu qua nội dung bài viết dưới đây nhé!

Biểu hiện nguy hiểm khi mang thai tháng thứ 7

Tùy thuộc vào các triệu chứng của người mẹ mà có thể chẩn đoán nguyên nhân gây ra máu trong tháng thứ 7 khác nhau. Mẹ bầu cần phải đến các cơ sở y tế để thăm khám và nghe tư vấn của bác sĩ chuyên khoa. Một số nguyên nhân nguy hiểm gây ra máu khi mang thai tháng thứ 7 như:

- Hiện tượng nhau tiền đạo: Đây là tình trạng nhau thai bám vào phần cuối của vách tử cung chứ không phải ở phía trên như bình thường. Hậu quả là cản trở khả năng sinh thường của người mẹ khi chuyển dạ, làm tăng nguy cơ tử vong do ngăn chặn nguồn cung cấp máu và oxi cho thai nhi. Đây là một trong số những nguyên nhân gây chảy máu ồ ạt sau 20 tuần thai kì. Nhau tiền đạo chủ yếu xảy ra ở những chị em đã từng sinh mổ trước đó và đa phần sẽ được bác sĩ chỉ định mổ lấy thai để đảm bảo an toàn cho mẹ và thai nhi.

- Bong nhau thai: Hiện tượng này xảy ra khi nhau thai bị tách ra khỏi thành tử cung, dẫn đến gián đoạn việc truyền dinh dưỡng và chất oxi khiến thai nhi bị ảnh hưởng. Đa phần bong nhau thai sớm chủ yếu xảy ra ở 3 tháng cuối thai kì. Nếu mẹ bầu bị bong nhau thai cần phải mổ cấp cứu hoặc mổ sớm hơn dự kiến để tăng cơ hội cứu sống thai nhi. Trường hợp nhau thai bong trước 3 tháng cuối thai kì, việc thai nhi tử vong là điều rất dễ gặp phải. Do vậy, khi nhận thấy dấu hiệu có cơn đau kéo dài cần phải nhanh chóng đến bệnh viện thăm khám để được tư vấn càng sớm càng tốt.

- Vỡ tử cung: Bà bầu mang thai tháng thứ 7 bị ra máu do vỡ tử cung là trường hợp rất hiếm xảy ra, nhưng lại vô cùng nguy hiểm. Lí do là bởi khi tử cung vỡ có thể dẫn đến thai lưu nếu không được cấp cứu ngay lập tức và gây mất máu nhiều, đe dọa tính mạng của người mẹ.

- Sinh non: Là hiện tượng mẹ bầu có dấu hiệu chuyển dạ trước 37 tuần thai kì như đau quặn bụng từng cơn, đau bụng ra máu. Bạn nên liên hệ với bác sĩ để được tư vấn giữ thai hoặc sinh nở an toàn tùy thuộc vào sức khỏe của bản thân.

Trên đây là những nguyên nhân khiến mẹ bầu mang thai tháng thứ 7 bị ra máu cần phải được can thiệp khẩn cấp. Nếu mẹ bầu nhận thấy triệu chứng chảy máu âm đạo kèm theo đau bụng cần lập tức tới bệnh viện để được thăm khám kịp thời.

Thói quen giúp phòng tránh ra máu tháng thứ 7 thai kì

Theo lời khuyên của bác sĩ chuyên khoa, ngoài việc thăm khám siêu âm thai định kì và khám phụ khoa thường xuyên, mẹ bầu cần chú ý:

- Nghỉ ngơi nhiều nhất có thể, không nên đi lại nhiều hoặc mang vác các vật nặng nhọc.

- Hạn chế tối đa các nguy cơ té ngã bằng cách không leo trèo cầu thang, mặc quần áo rộng rãi, thoáng mát, đi dép hoặc giày thể thao thay cho giày cao gót, cẩn thận khi tham gia giao thông…

- Vệ sinh vùng kín thường xuyên và đúng cách, không thụt rửa âm đạo hoặc sử dụng các loại dung dịch có tính sát khuẩn cao để tránh viêm nhiễm phụ khoa.

- Giữ tâm lí bình ổn, không nên quá stress, căng thẳng.

- Sống lành mạnh, không sử dụng các chất kích thích có hại cho sức khỏe của mẹ và thai nhi.

- Tăng cường uống nhiều nước và bổ sung các dưỡng chất, vitamin, sắt và canxi theo chỉ định của bác sĩ.

- Ăn chín uống sôi, không ăn các thực phẩm tái sống hoặc đồ ăn chế biến sẵn không rõ nguồn gốc.

Ngăn ngừa ra máu khi mang thai nhờ Khang Mẫu Nhi

Sản phẩm Khang Mẫu Nhi được đúc kết từ bài thuốc cổ phương “Thái sơn bàn thạch thang” có ghi chép lại trong cuốn “Cảnh nhạc toàn thư”. Bài thuốc cổ từ hàng trăm năm nay giúp dưỡng thai, an thai chắc chắn như núi Thái nhờ công dụng bổ khí, dưỡng huyết, tiện kì ích thận. Công dụng của bài thuốc đã được Y học hiện đại nghiên cứu qua nhiều công trình và khẳng định rõ có hiệu quả tránh động thai, dọa sảy thai, đau bụng, ra máu khi mang thai.

Ngoài những dược liệu có trong bài “Thái sơn bàn thạch thang”, Khang Mẫu Nhi còn bổ sung các thảo dược tăng cường khí huyết, dưỡng thai, cầm máu tốt như: Củ gai, A giao, Tục đoạn, Sa nhân, Đỗ trọng…

Sản phẩm được Bộ Y tế kiểm duyệt và cho phép lưu hành trên thị trường. 

Tags: Tụ dịch màng nuôi khi mang thai
ĐĂNG KÝ GẶP DƯỢC SỸ
Bài đọc nhiều nhất
Hỏi chuyên gia
KẾT NỐI VỚI CHÚNG TÔI