Bà bầu bị đi ngoài ra máu: Nguyên nhân, biểu hiện, cách điều trị

04:17 Ngày 25/01/2021
Bà bầu bị đi ngoài ra máu chủ yếu do mắc táo bón, bệnh trĩ hoặc các vấn đề về hệ tiêu hóa khi mang thai. Mẹ bầu có thể vô cùng hốt hoảng khi nhận thấy triệu chứng này. Vì vậy rất nhiều mẹ bầu lo lắng không biết làm thế nào để ngăn ngừa đi ngoài ra máu khi mang thai? Hãy cùng nghe giải đáp của bác sĩ chuyên khoa về tình trạng đi ngoài ra máu ở mẹ bầu thông qua nội dung bài viết dưới đây nhé!

Nguyên nhân nào khiến bà bầu đi ngoài ra máu?

Khi mang thai mẹ bầu rất dễ bị các bệnh lý về hậu môn, trực tràng do thai nhi càng lớn càng đè nặng đến hệ tiêu hóa. Ngoài việc tạo áp lực cho vùng chậu, thai nhi còn chèn ép tới hệ tiêu hóa, kết hợp với chế độ ăn uống không điều độ sẽ dẫn đến tình trạng đi ngoài ra máu.

Cụ thể nguyên nhân gây đi ngoài ra máu ở bà bầu thường do các yếu tố:

- Táo bón: Đây là hiện tượng phổ biến ở bà bầu. Nguyên nhân chủ yếu là do hormone progesterone gia tăng trong thời kì mang thai dẫn đến nhu động ruột giảm nhanh chóng. Ngoài ra, chị em có chế độ ăn ít rau xanh, hoa quả và ăn nhiều đồ dầu mỡ, thịt, thiếu chất xơ đều có thể dẫn đến bị táo bón. Khi phân khô cứng đi qua ống hậu môn sẽ khiến bộ phận này bị trầy, xước và gây chảy máu.

ba-bau-bi-di-ngoai-ra-mau-1

Táo bón có thể gây chảy máu hậu môn

- Bệnh trĩ: Đây là bệnh lý thuộc giãn tĩnh mạch quanh vùng trực tràng – ống hậu môn. Bệnh hình thành do hậu môn chịu áp lực đè nặng của thai nhi, lưu lượng máu ở vùng chậu giảm nhanh kết hợp với chế độ dinh dưỡng nghèo nàn. Mẹ bầu sẽ nhận thấy triệu chứng sa bũi trĩ, căng tức hậu môn và đi ngoài ra máu.

- Nứt kẽ hậu môn: Đây là dạng tổn thương hậu môn do bị táo bón hoặc trĩ. Khi bạn cố gắng để đi ngoài sẽ làm cho các cơ xung quanh ống hậu môn bị căng giãn quá mức dẫn đến tổn thương lan rộng và gây chảy máu khi thành giọt đỏ và đau rát hậu môn.

Bà bầu đi vệ sinh ra máu có nguy hiểm không?

Theo các bác sĩ chuyên khoa, chị em bị đi ngoài ra máu khoảng 1 – 2 ngày sẽ không ảnh hưởng đến thai nhi. Tuy nhiên, tình trạng này tiếp diễn nhiều ngày có thể dẫn đến đe dọa sức khỏe của mẹ và bé. Nếu lượng máu ra nhiều, mẹ bầu có thể phải đối diện với tình trạng thiếu máu khi mang thai, dẫn đến thai nhi chậm phát triển, bé sinh ra còi cọc, suy dinh dưỡng. Ở những tháng đầu mang thai, nếu mẹ bầu bị đi ngoài ra máu, táo bón còn có thể dẫn đến suy nhược cơ thể, tiêu hóa kém dẫn đến tăng nguy cơ sảy thai.

Bà bầu đi ngoài ra máu cũng tuyệt đối không nên chủ quan mà cần phải có biện pháp điều trị sớm để ngăn chặn nguy hiểm. Tuyệt đối không được phép tự ý dùng các loại thuốc Tây vì có thể gây nguy hiểm đến thai nhi.

Xem thêm: Bị ra máu khi mang thai tháng thứ 2 phải làm sao?

Biện pháp giảm tình trạng đi ngoài ra máu cho mẹ bầu

Khi bị đi ngoài ra máu mẹ bầu cần chú ý thay đổi một vài điều dưới đây:

- Thay đổi tư thế đi vệ sinh:

Nếu muốn đi ngoài thuận lợi, mẹ bầu có thể áp dụng biện pháp ngồi xổm khi đi vệ sinh, tuy nhiên không nên ngồi trong thời gian dài.

- Không nên ngồi 1 chỗ quá lâu:

Nếu bạn đang bị căng tức vùng hậu môn, đau rát hậu môn nên tránh ngồi một chỗ trong thời gian dài. Bạn có thể tham khảo một số bài tập vận động nhẹ nhàng sẽ tốt hơn.

- Không nên ăn đồ ăn cay nóng:

ba-bau-bi-di-ngoai-ra-mau-2

Đồ cay nóng ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa

Đồ ăn cay nóng có rất hại cho dạ dày, làm ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa. Để cải thiện tình trạng đi ngoài, mẹ bầu cần phải tránh xa tuyệt đối đồ cay nóng, thay vào đó nên bổ sung các loại rau xanh, chất xơ, củ quả sẽ tốt hơn.

- Bổ sung thực phẩm tốt cho hệ tiêu hóa:

Ngoài thực phẩm có chứa nhiều chất xơ giúp cải thiện chức năng ruột gà như: gạo, đậu, lê, táo, đu đủ… Một số loại quả rất tốt cho hệ tiêu hóa bạn nên thử như: táo có chứa hoạt chất Pectit giúp bảo vệ hệ đường ruột, mận và kiwi rất tốt cho việc điều hòa nhu động ruột.

- Tạo thói quen đại tiện đúng giờ:

Nếu bạn đang gặp khó khăn trong việc đại tiện nên có thời gian biểu để tạo thói quen cho nhu động ruột. Theo các bác sĩ chuyên khoa, tốt nhất là bạn nên đi đại tiên vào sáng sớm ngay sau khi thức dậy.

- Tuyệt đối không nhịn đi đại tiện:

Việc bạn nhịn đi đại tiện lâu này sẽ khiến hệ tiêu hóa kém, dễ mắc khiến hệ tiêu hóa hoạt động kém dần đi và dễ mắc bệnh đi ngoài ra máu hơn cũng như làm cho tình trạng bệnh trở nên nặng hơn.

- Vệ sinh hậu môn sạch sẽ:

Bị táo bón rất dễ dẫn đến viêm nứt kẽ hậu môn. Vì vậy, mẹ bầu nên vệ sinh kĩ vùng hậu môn thường xuyên sau khi đi vệ sinh để ngăn ngừa vi khuẩn tạo thành các ổ apxe rất nguy hiểm. Bạn nên vệ sinh nhẹ nhàng, không nên thụt rửa sâu để tránh viêm nhiễm.

Mẹ bầu bị đi ngoài ra máu thường là biểu hiện của hệ tiêu hóa bị đe dọa. Mong rằng bài viết đã giúp bạn có thêm hiểu biết về vấn đề đi ngoài ra máu và áp dụng thành công các biện pháp trên để giảm nhanh triệu chứng này.

Tags: Điều trị ra máu khi mang thai , Ra máu khi mang thai
ĐĂNG KÝ GẶP DƯỢC SỸ
Bài đọc nhiều nhất
Hỏi chuyên gia
KẾT NỐI VỚI CHÚNG TÔI