Xoa bụng có gây động thai không?

04:03 Ngày 22/01/2021
Xoa bụng bầu là hành động rất nhiều mẹ bầu yêu thích để thể hiện sự kết nối giữa mẹ và thai nhi. Tuy nhiên, trong một số trường hợp nếu mẹ bầu lạm dụng xoa bụng có thể gây dọa sảy thai rất nguy hiểm. Dưới đây là 4 trường hợp nguy hiểm cho thai nhi mà mẹ bầu tuyệt đối không nên xoa bụng.

Những trường hợp mẹ bầu không nên xoa bụng

Thực chất, xoa bụng bầu đúng cách đem lại rất nhiều công dụng như giúp dễ sinh nở, giúp máu lưu thông tốt hơn, mang lại cảm giác kết nối với thai nhi. Nếu bạn bị khó chịu vùng bụng dưới, việc xoa dịu được những cơn đau.

Tuy nhiên, nếu xoa bụng không đúng cách có thể gây hại cho thai nhi. Dưới đây là những trường hợp mẹ bầu không nên xoa bụng:

1. Mẹ bầu đang bị dọa sảy thai, động thai

Mẹ bầu đang có các triệu chứng dọa sảy thai, động thai như:

- Bị đau bụng, ra máu bất thường.

- Khí hư ra nhiều.

- Đau buốt lưng.

- Siêu âm thấy thai nhi bị tụ dịch màng nuôi.

xoa-bung-co-gay-dong-thai-khong-1

Không nên xoa bụng khi có các dấu hiệu dọa sảy thai

Nếu thai nhi có các hiện tượng cử động nhiều, hoạt động liên tục, mẹ bầu cũng cần phải tránh không được xoa bụng. Trường hợp này xoa bụng có thể làm tử cung co bóp dẫn đến sinh non, sảy thai.

2. Không nên xoa bụng vào 3 tháng cuối thai kỳ

Khoảng 3 tháng cuối thai kì là giai đoạn nhạy cảm sắp đến ngày lâm bồn nên theo lời khuyên của bác sĩ chuyên khoa chị em không nên xoa bụng bầu để đảm bảo “mẹ tròn con vuông”.

3 tháng cuối thai kì là giai đoạn nhạy cảm, vì vậy nếu mẹ bầu có hành vi xoa bụng, vỗ bụng, đấm lưng có thể khiến ảnh hưởng thai nhi. Thậm chí xoa bụng không đúng cách còn là nguyên nhân khiến ngôi thai xoay theo chiều bất lợi.

Trong tam cá nguyệt cuối cùng, tử cung người mẹ cũng trở nên nhạy cảm hơn rất nhiều. Xoa bụng bầu có thể khiến nhau thai bị tổn thương, kích thích tạo ra các cơn co, gây sinh non ảnh hưởng trực tiếp đến em bé.

3. Bị nhau tiền đạo không nên xoa bụng

xoa-bung-co-gay-dong-thai-khong-2

Bị nhau tiền đạo tuyệt đối không xoa bụng

Nhau tiền đạo là một dạng bệnh lý trong thai kì, khiến bạn phải đối mặt với triệu chứng ra máu nhiều trong thời kì mang thai và khó khăn trong sinh nở. Phần bánh nhau sẽ có cấu tạo chủ yếu bám ở phần dưới, khiến che một phần hoặc toàn bộ tử cung thay vì bám ở mặt trước hay sau đáy tử cung như bình thường, dẫn đến dễ sinh non và tăng nguy cơ băng huyết khi mang thai.

Tốt nhất khi bị nhau tiền đạo mẹ bầu tuyệt đối tránh xoa bụng bầu vì việc này có thể khiến các biến chứng thai kì nghiêm trọng hơn.

4. Chị em có tiền sử sảy thai, sinh non

Nếu mẹ bầu đã từng sinh non, sẩy thai hay thai lưu trước đó cần phải tránh tuyệt đối việc xoa bụng bầu. Lí do là bởi tử cung dễ bị kích thích, tăng khả năng co bóp đột ngột dẫn đến sảy thai lần nữa.

Với các mẹ bầu ở tháng cuối thai kì cũng không nên xoa bụng để giảm nguy cơ sinh non. Trẻ sinh thiếu ngày có thể ốm yếu, chậm phát triển và sức đề kháng kém, dễ bị bệnh tật rất nguy hiểm.  

Xem thêm: A giao - vị thuốc chữa động thai hiệu quả không phải ai cũng biết

Lưu ý khi xoa bụng bầu

Mặc dù các bác sĩ sản khoa không tránh tuyệt đối hành vi xoa bụng bầu khi mang thai nhưng bạn cũng cần chú ý khi thực hiện hành động này:

- Mẹ bầu chỉ nên xoa bụng khi thể trạng cơ thể khỏe mạnh, không có dấu hiệu dọa sảy thai, động thai hay tiền sử lưu thai trước đó.

- Bà bầu có thể xoa bụng để thoa các loại kem trị rạn, nhưng không nên xoa quá nhiều và quá mạnh.

- Trong thời kì tam cá nguyệt thứ 3, mẹ bầu không nên xoa bụng thành vòng tròn vì có thể làm tăng nguy cơ rau cuốn cổ hoặc làm ngược ngôi thai nếu làm thường xuyên.

Các bác sĩ khuyên rằng mẹ bầu nên thường xuyên theo dõi những dấu hiệu của cơ thể để điều chỉnh các thói quen sinh hoạt thích hợp nhất. Xoa bụng bầu mặc dù không thể gây động thai, sảy thai trực tiếp nhưng có thể tác động dẫn đến những hệ quả đáng tiếc. Mong rằng bài viết giúp bạn có thêm kinh nghiệm kết nối với con yêu mà không gây hại cho thai nhi.

Tags: Động thai , Điều trị động thai
ĐĂNG KÝ GẶP DƯỢC SỸ
Bài đọc nhiều nhất
Hỏi chuyên gia
KẾT NỐI VỚI CHÚNG TÔI