Nguyên nhân gây đau bụng khi mang thai ở bà bầu?

05:51 Ngày 14/07/2020
Đau bụng khi mang thai là hiện tượng ai cũng phải đối mặt. Tuy nhiên, đau bụng khi mang bầu cũng không thể coi thường bởi đây có thể là dấu hiệu của dọa sảy thai, sảy thai, thai chết lưu… rất nguy hiểm cho mẹ và bé.

Nhận dạng đau bụng sinh lý trong thai kì

Nếu bạn có triệu chứng đau bụng khi mang thai kèm theo một vài dấu hiệu khác dưới đây thì hãy yên tâm vì thai nhi vẫn đang phát triển khỏe mạnh:

-         Đau bụng kèm cảm giác khó tiêu: Đây là tình trạng thai nhi lớn lên gây chèn ép dạ dày dẫn đến  khó tiêu hóa, đầy bụng, đau bụng phía bên trái.

-         Đau bụng, táo bón: Mang thai cũng ảnh hưởng rất nhiều đến hệ tiêu hóa, gây áp lực lên trực tràng khiến bạn thường xuyên thấy đau bụng, táo bón.

-         Đau dây chằng: Cơn đau chủ yếu diễn ra ở vùng tử cung, bụng dưới do thai nhi lớn lên chèn ép đến hệ thần kinh dẫn đến đau mỏi lưng. Nhất là khi bạn đứng hoặc ngồi lâu sẽ khiến lưng nhức mỏi hơn.

-         Đau do cơn gò chuyển dạ Braxton Hicks: Cơn đau lưng thường diễn ra ở tuần thứ 37 của thai kì khi tử cung đang co bóp. Cơn gò này diễn ra không lâu nhưng có thể lặp đi lặp lại đến lúc bạn sinh con.

Đau bụng thai kỳ bình thường chủ yếu sẽ biến mất khi bạn nghỉ ngơi, thư giãn. Cơn đau không kéo dài, không khiến bạn khó chịu và mệt mỏi quá mức.

Triệu chứng đau bụng trong thai kì cảnh báo dấu hiệu nguy hiểm

Nếu bạn nhận thấy triệu chứng đau bụng khi mang thai dưới đây cần lập tức đi khám để tránh những hậu quả không mong muốn xảy ra:

-         Đau bụng khi mang thai kèm theo xuất huyết âm đạo.

-         Đau bụng từ vùng rốn đến xương mu.

-         Đau lâm râm hoặc đau quặn bụng từng cơn kéo dài.

-         Đau quá sức chịu đựng kèm theo buồn nôn, nôn, đại tiện khó khăn, ra máu âm đạo.

Khi nhận thấy các triệu chứng trên bạn cần tới gặp bác sĩ sản khoa ngay lập tức để được thăm khám, cắt cơn đau bụng và tư vấn giữ thai.

dau-bung-khi-mang-thai-1

Đau bụng khi mang thai khiến mẹ bầu lo lắng

Nguyên nhân gây đau bụng khi mang thai nguy hiểm?

Bạn không thể coi thường những nguyên nhân gây đau bụng khi mang thai dưới đây:

-         Đau bụng do rối loạn tiêu hóa, viêm ruột thừa: Khi mẹ bị các bệnh lý này cũng khiến cơn đau kéo dài, đau dữ dội và cần được can thiệp ngay.

-         Đau bụng do nhiễm trùng đường tiết niệu: Cơn đau thường diễn ra ở vùng bụng dưới, đau buốt khi đi tiểu, đi tiểu rát, nước tiểu lẫn máu, màu đục… Tình trạng này để lâu có thể gây vỡ ối, sinh non do nhiễm trùng.

-         Do khối u nang trong buồng trứng: Những chị em có sẵn tiền sử bệnh lý về tử cung, buồng trứng sẽ dễ bị đau tức 1 bên bụng dưới, đau giảm rồi lại tăng về cường độ rất nguy hiểm.

-         Do dọa sảy thai: Đau lâm râm vùng bụng dưới kèm theo ra máu âm đạo cần phải thực hiện kĩ thuật siêu âm ngay vì bạn có thể đang phải đối mặt với dọa sảy thai, nhất là với mẹ bầu đang mang thai 3 tháng đầu.

-         Sảy thai: Đau bụng dữ dội, máu âm đạo ồ ạt màu đỏ tươi… là những dấu hiệu điển hình của sảy thai.

-         Do thai ngoài tử cung: Đau bụng ở bên trái hoặc phải, đau cường độ cao có thể do thai nhi không làm tổ ở tử cung mà làm tổ ngay tại vòi trứng gây đau và vỡ ra rất nguy hiểm.

-         Sinh non:  Đau bụng khoảng 5 – 10 phút/ lần, kèm theo đau lưng, vỡ ối… là những dấu hiệu điển hình của sinh non.

-         Nhau bong non: Khi nhau thai bóc tách 1 phần khỏi niêm mạc tử cung sẽ khiến đau bụng, xuất huyết, co thắt tử cung, chuột rút, thai đạp ít… Tình trạng này cần được can thiệp giữ thai ngay lập tức để tránh nguy hiểm cho thai nhi.

-         Tiền sản giật:  Tiền sản giật là triệu chứng phức tạp ảnh hưởng đến gan, não, thận, mạch máu, nhau thai. Triệu chứng của tiền sản giật điển hình là đau bụng trên, cơ thể buồn nôn, nôn, mắt mờ…

Đau bụng khi mang thai là triệu chứng không thể coi thường bởi rất nhiều nguyên nhân khác nhau. Vì vậy bạn cần phải được siêu âm, thăm khám để xác định nguyên nhân và kịp thời điều trị.

Xem thêm: Nguyên nhân gây đau bụng dưới khi mang thai: 9 điều bạn cần biết

Khang mẫu nhi – Tin vui cho mẹ bầu

Đau bụng, ra huyết là tình trạng phổ biến của 80% mẹ bầu phải đối mặt. Y học cổ truyền sử dụng các thảo dược tự nhiên lành tính giúp an thai, bồi bổ máu huyết cho mẹ bầu an toàn và hiệu quả được chứng minh hàng nghìn năm nay.

dau-bung-khi-mang-thai-2

Khang mẫu nhi giúp an thai cho mẹ bầu khỏe mạnh

Khang mẫu nhi ứng dụng những quan điểm của Đông y để hỗ trợ an thai cho mẹ bầu bằng dược liệu có sẵn trong tự nhiên. Thành phần của Khang mẫu nhi bao gồm các thảo dược an thai phổ biến nhất như: Củ gai, Thục địa, Sa nhân, gia giảm thêm những vị thuốc tốt cho máu huyết của bà bầu, giảm ngay các triệu chứng đau bụng, đau đầu khi mang thai như: Hoàng cầm, Đương quy, Hoa hòe, Đỗ trọng…

Khang mẫu nhi chiết xuất bằng công nghệ hiện đại, tinh chiết dược liệu dựa trên những nghiên cứu khoa học cụ thể. Sản phẩm an toàn tuyệt đối cho bà bầu tin dùng.

Tags: Động thai , Điều trị động thai
ĐĂNG KÝ GẶP DƯỢC SỸ
Bài đọc nhiều nhất
Hỏi chuyên gia
KẾT NỐI VỚI CHÚNG TÔI