Nguyên nhân gây đau bụng dưới khi mang thai: 9 điều bạn cần biết
Triệu chứng đau bụng dưới khi mang thai
Đau bụng dưới khi mang thai là những khó chịu ở vùng bụng dưới. Tình trạng này có thể xuất hiện ngay từ khi mới đậu thai với biểu hiện tương tự như đau bụng kinh cho đến khi sinh con.
Đau bụng dưới khi mang thai được coi là bình thường khi cơn đau chỉ khiến bạn khó chịu, không đi kèm với những triệu chứng khác.
Nếu đau bụng dưới cường độ cao kèm theo ra máu âm đạo, đau buốt lưng, sốt cao, nôn ói, buồn nôn, đau đầu thì cần phải gặp bác sĩ ngay vì rất nguy hiểm đến thai nhi.
Nguyên nhân khiến bạn bị đau bụng dưới khi mang thai
Có 9 nguyên nhân điển hình gây đau bụng dưới khi mang thai như sau:
1. Do thai nhi làm tổ ở tử cung
Đau bụng trong những tuần đầu của thai kì không kèm theo ra máu là hiện tượng bình thường. Khi thai nhi mới làm tổ ở tử cung của người mẹ sẽ khiến cơn đau âm ỉ hoặc nhói bụng dưới 1 – 2 tuần sẽ hết. Khi siêu âm bác sĩ cũng không phát hiện những bất thường nào khác.
2. Do hệ tiêu hóa không tốt
Đau bụng dưới khi mang thai có thể do những vấn đề về hê tiêu hóa. Nhất là khi mẹ bầu ăn uống không điều độ, thường xuyên ăn đêm sẽ khiến bạn dễ bị bệnh ở đường tiêu hóa như: táo bón, đau dạ dày, đau trực tràng…
Ngoài ra khi nồng độ nồng độ progesterone sản sinh nhiều hơn sẽ làm giảm nhu động ruột, kết hợp với sự chèn ép của thai nhi đến cơ quan tiêu hóa sẽ khiến bạn khó chịu vùng bụng dưới nhiều hơn.
3. Do tăng cân không kiểm soát
Đau bụng dưới khi mang thai có thể xuất phát từ việc bạn không kiểm soát ăn uống và cân nặng. Khi bụng càng to, lượng mỡ tích tụ nhiều hơn, kèm theo sự phát triển của tử cung sẽ khiến áp lực lên vùng bụng tăng lên, đau mỏi vùng bụng dưới cũng gia tăng.
4. Do tình trạng bong nhau non
Bong nhau non gây đau bụng ra máu
Bánh nhau là cơ quan dẫn truyền ô xi và chất dinh dưỡng từ cơ thể của người mẹ để nuôi dưỡng thai nhi. Nếu bạn bị bóc tách thai nhi hay bong nhau non đều dẫn đến triệu chứng đau bụng dưới. Cơn đau này thường kèm theo triệu chứng ra máu âm đạo, có thể nguy hiểm đến thai nhi nên bạn không thể coi thường.
5. Do động thai
Đau bụng dưới khi mang thai có thể do động thai, dọa sảy thai… Tình trạng này ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự sống của thai nhi. Có rất nhiều nguyên nhân gây động thai như: những vấn đề bất thường về thai nhi, mẹ có tiền sử bệnh lý ở tử cung, bệnh tiểu đường, huyết áp… Động thai không chỉ gây đau bụng mà thường kèm theo ra máu, khi siêu âm phát hiện bất thường ở túi thai. Bạn cần phải được tư vấn các biện pháp an thai tốt nhất để giữ thai.
6. Do bụng căng giãn quá mức
Đau bụng dưới khi mang thai những tháng cuối có thể do vùng da bụng bị căng lên vì thai nhi phát triển lớn trong buồng tử cung. Trường hợp này đau lưng sẽ nhiều hơn kết hợp với đau mỏi vùng bụng và đùi gia tăng.
7. Nhiễm trùng đường tiết niệu (UTI)
Thống kê cho thấy 10% mẹ bầu bị nhiễm trùng đường tiết niệu khi mang thai. Biểu hiện của bệnh là đau bụng dưới, đau khi đi tiểu, đi tiểu rát, tiểu buốt, nước tiểu có màu lạ, mùi hôi… Bệnh có thể làm tăng nguy cơ sinh non nếu không được điều trị kịp thời.
8. Viêm ruột thừa
Đau bụng khi mang thai do viêm ruột thừa rất khó để chẩn đoán đúng thời điểm. Lí do là bởi tử cung phát triển sẽ khiến ruột thừa bị đẩy lên gần gan hoặc nút bụng. Bạn cần cẩn trọng với những triệu chứng đau bụng kèm theo chán ăn, buồn nôn và nôn liên tục nhiều giờ. Viêm ruột thừa nếu không được chẩn đoán và can thiệp ngay có thể nguy hại đến tính mạng của bà bầu.
9. Tiền sản giật
Đau bụng là một triệu chứng điển hình của tiền sản giật khi mang thai. Người dễ bị tiền sản giật sẽ có huyết áp cao, biểu hiện đau ở vùng bụng và vai, đau đầu dữ dội, mắt nhìn kém, nôn ói, sưng tay chân, bọng mắt nổi rõ, tăng cân không kiểm soát. Tiền sản giật vô cùng nguy hiểm khi mang thai vì có thể gây nguy hại đến tính mạng của mẹ bầu và thai nhi.
Xem thêm: Đau bụng khi mang thai tháng đầu có làm sao không?
Làm thế nào để giảm đau bụng dưới khi mang thai?
Việc đầu tiên bạn cần làm là tới gặp bác sĩ chuyên khoa để thăm khám triệu chứng đau bụng dưới. Nếu không có vấn đề gì bất thường đáng lo ngại, bạn có thể áp dụng một số cách dưới đây để giảm đau vùng bụng dưới khi mang thai:
- Nghỉ ngơi nhiều hơn.
- Nằm nghiêng về bên trái để giảm áp lực cho tim và cơ thể được thư giãn, bụng không bị căng tức.
- Tập Yoga hoặc ngồi thiền rất phù hợp với bà bầu.
- Uống nhiều nước, ăn uống bổ sung nhiều canxi, sắt và các khoáng chất, tránh ăn những thực phẩm chế biến sẵn và những đồ có hại đến hệ tiêu hóa của bạn.
- Không mang vác các vật nặng khi mang thai.
- Đi giày đế bệt vừa thoải mái vận động vừa hạn chế những va đập vào thành bụng.
Khang mẫu nhi – Đem tin vui tới mọi bà bầu
Dưỡng thai, an thai là điều mẹ bầu nào cũng mong đợi ngay từ khi biết có con. Tuy nhiên, thời kì mang thai lại không dễ dàng bởi có rất nhiều nguy cơ gây động thai, dọa sảy thai, đau bụng, ra máu… rất nguy hiểm mà chị em phải đối mặt.
Khang mẫu nhi xua tan nỗi lo dọa sảy thai ở bà bầu
Hiểu được những lo lắng của mẹ bầu, sản phẩm Khang mẫu nhi được bào chế hoàn toàn từ những dược liệu tự nhiên bằng công nghệ dây chuyền hiện đại, hỗ trợ thai kì khỏe mạnh cho mẹ bầu.
Thành phần Củ gai, Thục địa, Sa nhân có trong Khang mẫu nhi là những vị thuốc hàng đầu trong Y học cổ truyền chữa động thai, giảm co bóp tử cung, dưỡng thai cho mẹ bầu. Khang mẫu nhi còn gia giảm thêm các dược liệu: Hoàng cầm, Đỗ trọng, Hoa hòe, Đương quy… có công dụng hỗ trợ bồi bổ máu huyết, tăng cường chức năng tuần hoàn máu, tăng sức đề kháng cho mẹ bầu.
An thai từ máu huyết là ưu điểm của Khang mẫu nhi. Sản phẩm được Bộ Y tế đánh giá an toàn với mẹ bầu, cho phép lưu hành trên toàn quốc.
-
Ngôi thai ngược được hiểu là khi đầu của bé quay về phía ngực của...
-
Tình trạng dây rốn quấn cổ còn được gọi là tràng hoa quấn cổ có...
-
Ra máu khi mang thai tháng cuối còn được gọi là máu báo sinh. Hiện...
-
Khi mang thai, tình trạng ra máu luôn khiến mẹ bầu lo lắng. Nhưng ra...
-
Tim thai là mốc quan trọng hàng đầu cho thấy thai nhi khỏe mạnh và...