Đau thắt lưng khi mang thai: 80% mẹ bầu phải đối mặt

05:58 Ngày 14/07/2020
Đau thắt lưng khi mang thai là do những nguyên nhân nào gây nên? Phải làm sao để giảm đau lưng khi mang thai là những thắc mắc cơ bản của mẹ bầu.

Biểu hiện của đau lưng khi mang thai?

Đau lưng khi mang thai được coi là triệu chứng điển hình của thai kì. Thậm chí chị em có thể đau lưng ngay từ khi mới chớm có thai đến tận lúc sinh con. Đau lưng chủ yếu xảy ra trong giai đoạn tam cá nguyệt thứ hai cho đến khi cận sinh.

Biểu hiện của đau lưng khi mang thai được khoanh vùng như sau:

-         Cảm thấy ê mỏi vùng thắt lưng.

-         Đau ở khớp nối giữa xương cụt và xương chậu.

-         Cơn đau dai dẳng khi chị em ngồi nhiều, đứng nhiều hoặc đau chủ yếu về đêm.

Đau lưng khi mang thai không chỉ là hiện tượng sinh lý của bà bầu mà còn có thể do bệnh lý thoát vị đĩa đệm hay dấu hiệu sảy thai, dọa sảy thai… Do vậy mẹ bầu cần được bác sĩ chuyên khoa thăm khám cụ thể để điều trị kịp thời.

dau-lung-khi-mang-thai-1

Đau thắt lưng khi mang thai là hiện tượng phổ biến

Nguyên nhân gây đau lưng khi mang thai

Dưới đây là một số nguyên nhân cơ bản gây đau lưng khi mang thai giúp mẹ bầu hiểu rõ về hiện tượng này:

1.     Đau lưng do căng cơ lưng

Nguyên nhân gây đau lưng khi mang thai không nguy hiểm đến mẹ và bé là do căng cơ lưng. Lí do là bởi khi thai nhi lớn dần lên sẽ gây áp lực đến cơ thể của mẹ bầu nhiều hơn. Các mẹ thường có xu hướng cong người về phía trước nhưng để giữ thăng bằng cơ lưng phải làm việc nhiều hơn, dẫn đến co cứng, đau nhức. Tình trạng này phổ biến nhất ở những tháng cuối của thai kì.

2.      Đau lưng do cơ bụng yếu

Tương tự như trên, cơ bụng của chị em phải giãn ra phù hợp với mức độ tăng trưởng của thai nhi. Bụng bà bầu phải đẩy về phía trước nhiều hơn, cơ bụng yếu hơn cũng khiến đau lưng khi mang thai.

3.     Đau lưng do hormone trong thai kỳ

Đau lưng khi mang thai do yếu tố hormone không ảnh hưởng đến em bé. Bởi  cơ thể của người mẹ có cơ chế bài tiết hormone nới lỏng dây chằng ở xương chậu, giúp khớp chậu linh hoạt giãn nở để em bé chui lọt ra ngoài. Khi lượng hormone này lớn sẽ dẫn đến khớp bị lỏng lẻo nhiều hơn, gây đau lưng.

4.     Đau lưng do dọa sảy thai

Đau lưng dọa sảy thai thường đi kèm với các triệu chứng khác như: đau bụng, ra máu màu đỏ tươi, cơ thể mệt mỏi, khó chịu… Bạn nên được thăm khám cụ thể khi phát hiện các dấu hiệu này để tránh những hậu quả nguy hiểm đến thai nhi.

5.     Đau lưng do nhiễm trùng đường tiết niệu

Đau lưng đi kèm với đi tiểu buốt, tiểu dắt mỗi ngày cần được thăm khám ngay bởi viêm nhiễm đường tiết niệu có thể làm tăng nguy cơ dọa sảy thai ở bà bầu.

Xem thêm: Mách bạn nguyên nhân gây đau lưng 3 tháng đầu thai kì

Phòng tránh đau lưng ở bà bầu như thế nào?

Để phòng tránh đau lưng cho mẹ bầu, bạn nên tham khảo một số cách đơn giản trong tư thế đứng, ngồi hay thay đổi thói quen sinh hoạt hàng ngày như sau:

-         Sử dụng các loại giày đế thấp: Giày cao gót vừa gây hại cho lưng của bạn vừa có thể khiến bạn dễ ngã hơn. Đi giày thấp vừa tiện di chuyển, tốt cho lưng và còn an toàn cho em bé.

-         Sử dụng đệm chất lượng hoặc gối ngủ cho bà bầu: Điều này sẽ giúp bạn được thư giãn tối đa khi ngủ, lưng thư giãn.

-         Không làm việc nặng nhọc: Bê vác nặng là việc bạn không nên làm vừa có hại cho lưng vừa có thể nguy hiểm đến thai nhi.

-         Tư thế nằm đúng cách: Theo lời khuyên của bác sĩ chuyên khoa, bạn nên nằm nghiêng về bên trái để máu lưu thông tốt hơn, kẹp gối ở hai bên để bụng và lưng đều được thư giãn tối đa.

-         Tập thể dục nhẹ nhàng: Yoga, đi bộ, bơi lội… rất tốt cho sức khỏe của mẹ bầu. 

Khang mẫu nhi – Sản phẩm hỗ trợ thai kì khỏe mạnh cho mẹ bầu

Bạn bị đau mỏi lưng khi mang thai? Bạn lo sợ vì động thai, dọa sảy thai, thai nhi bị bóc tách? Từ xưa đến nay, các thảo dược lành tính của Y học cổ truyền luôn là phương pháp tối ưu nhất để đem lại một thai kì khỏe mạnh cho bà bầu. Sử dụng dược liệu của Đông y được nghiên cứu an toàn, hiệu quả mà không gây nên những tác dụng phụ cho mẹ bầu.

dau-lung-khi-mang-thai

Khang mẫu nhi mang thiên chức làm mẹ đến với phụ nữ

Khang mẫu nhi thấu hiểu những nỗi lo lắng của người mẹ khi mang thai. Sản phẩm được tinh chiết 100% từ những thảo dược tự nhiên lành tính bằng công nghệ hiện đại, đem lại sức khỏe cho mẹ bầu. Thành phần của Khang mẫu nhi bao gồm:

-         Nhóm dược liệu an thai: Củ gai, Thục địa, Sa nhân giúp loại bỏ nhanh các triệu chứng đau bụng ra máu, đau thắt lưng, mỏi mệt khi mang thai.

-         Nhóm thảo dược tăng cường bồi bổ máu huyết: Hoàng cầm, Đương quy, Đỗ trọng, Hoa hòe… rất tốt trong sản sinh máu huyết, tăng cường chức năng tuần hoàn máu, ngăn ngừa các triệu chứng thiếu máu, đau đầu chóng mặt khi mang thai cực tốt.

Khang mẫu nhi – Sản phẩm đồng hành cùng sức khỏe mẹ bầu được bộ Y tế công nhận và cấp phép ban hành. Để có một thai kì khỏe mạnh, bạn nên dùng Khang mẫu nhi mỗi ngày kết hợp với sống lành mạnh, ăn uống đủ chất dinh dưỡng, tránh xa stress, căng thẳng quá độ.

Tags: Động thai , Điều trị động thai
ĐĂNG KÝ GẶP DƯỢC SỸ
Bài đọc nhiều nhất
Hỏi chuyên gia
KẾT NỐI VỚI CHÚNG TÔI