Bị động thai nên ăn gì và không nên ăn gì?
Bị động thai nên ăn gì?
Động thai là hiện tượng chủ yếu gặp ở bà bầu trong 3 tháng đầu thai kì. Động thai do rất nhiều nguyên nhân gây nên. Khi bị động thai, chị em nên nghỉ ngơi, tránh căng thẳng, stress và bổ sung một số nhóm thực phẩm như sau:
1. Cá chép
Cá chép là thực phẩm hàng đầu trong danh sách các món ăn trị động thai. Cá chép có công dụng an thai, bổ tỳ vị, giúp tăng cường tuyến sữa cho chị em mang thai. Cá chép còn giúp bổ sung sắt, chất đạm, kali, omega 3 tốt cho hệ thần kinh, trí não, tốt cho sự phát triển của thai nhi.
Khi mua cá chép, bạn nên chọn các loại cá tươi sống, không nên sử dụng các loại cá biển có chứa hàm lượng thủy ngân cao. Mẹ bầu có thể tham khảo công thức nấu cháo cá chép, cá chép kho nghệ, canh cá chép… đều rất tốt để an thai.
2. Bí đỏ
Bí đỏ chứa nhiều vitamin A tốt cho thị lực
Bí đỏ là thực phẩm mẹ bầu nên ăn thường xuyên trong thai kì. Ăn nhiều bí đỏ sẽ giúp phục hồi sức khỏe nhanh chóng. Bí đỏ là nguồn cung cấp vitamin A giúp tăng cường phát triển thị lực cho thai nhi. Trong bí đỏ cũng có chứa hàm lượng chất xơ phong phú, giúp nhuận tràng, giảm táo bón, ngăn ngừa bị trĩ trong thai kì.
Mẹ bầu có thể tham khảo công thức nấu cháo bí đỏ, canh bí đỏ, súp bí đỏ… đều rất ngon và bổ dưỡng.
3. Ăn bầu dục lợn
Khi bị động thai, các chị em có thể tăng cường ăn bầu dục lợn để sớm cải thiện tình trạng sức khỏe và ổn định bào thai. Bầu dục lợn là thực phẩm có chứa nhiều chất đạm, lipid, canxi phù hợp cho thể trạng của mẹ và tăng cường phát triển cho bé.
Ngoài ra, bầu dục lợn chứa rất nhiều sắt giúp tăng cường máu huyết, ngăn ngừa thiếu máu trong thai kì.
4. Hạt hướng dương
Mẹ bầu khi bị động thai có thể tăng cường ăn các loại hạt, nhất là hạt hướng dương. Trong loại hạt này có chứa nhiều vitamin E, axit béo omega 3, chất xơ, canxi, sắt, magie… Thai nhi sẽ được tăng cường axit folic tốt cho não bộ và ngăn ngừa nguy cơ sảy thai.
Hạt hướng dương và các loại hạt khác có thể được dùng làm các món ăn vặt rất tốt cho sức khỏe của mẹ bầu. Bạn nên bổ sung các loại hạt như: óc chó, hạt dẻ, hạnh nhân… giúp thai nhi sớm ổn định.
5. Lá tía tô tốt cho bà bầu bị động thai
Lá tía tô vốn là dược liệu trong Đông y, được ví như thảo dược tự nhiên có tính ấm rất tốt cho sức khỏe mẹ bầu. Tía tô không chỉ giúp tăng cường sức đề kháng mà còn làm giải độc cơ thể, ngăn ngừa các bệnh cảm vặt… Bạn có thể ăn tía tô sống hoặc nấu cháo tía tô đều được. Tuy nhiên, mỗi ngày chỉ nên dùng khoảng 10 – 15g tía tô, không nên dùng quá nhiều sẽ gây tác dụng phụ không mong muốn.
6. Mía
Nước mía là thức uống ngọt mát tốt cho bà bầu
Mía là thực phẩm an thai tự nhiên mà mẹ bầu có thể sử dụng trong suốt thai kì của mình. Mía có tính mát, giúp thanh nhiệt, giải độc, chống phù nề, giảm nhanh triệu chứng ốm nghén… Mía cung cấp nhiều dưỡng chất quan trọng cho thai kì như: sắt, canxi, protein, đồng, các loại vitamin nhóm A, B, C. Mẹ bầu có thể ăn mía hấp hoặc uống mỗi ngày 2 – 3 ly nước mía để cơ thể sớm khỏe mạnh.
7. Lá sen, hạt sen
Lá sen thường được khuyên sử dụng làm nước uống cho bà bầu bị động thai. Nước lá sen giúp giảm co bóp tử cung, an thần, dễ ngủ. Trong lá sen và hạt sen còn có nhiều vitamin, giúp ổn định huyết áp, giảm viêm, kiểm soát lượng mỡ máu.
Trong khi đó, hạt sen cũng chứa các hoạt chất có khả năng gây an thần nhẹ, giúp giảm căng thẳng khi mang thai. Trong hạt sen còn chứa nhiều protein, lipid, canxi, phốt pho, kali, chất xơ, kiểm soát cân nặng và huyết áp cho mẹ bầu. Chị em có thể tham khảo cháo hạt sen, hạt sen hầm gà, hầm thuốc bắc… để làm phong phú thêm thực đơn của mình.
Xem thêm: Điểm danh 13 bài thuốc an thai từ thảo dược Đông y
8. Đậu đen
Đông y coi đậu đen có vị ngọt, tính bình giúp thanh nhiệt, giải độc rất tốt. Đậu đen là thực phẩm cực tốt giúp tiêu độc, bổ máu, tăng cường dưỡng chất nuôi dưỡng bào thai.
Đậu đen cũng có chứa hàm lượng dinh dưỡng cao, tăng cường các loại chất béo lành mạnh, vitamin nhóm B, chất xơ, kẽm,protein, sắt, canxi… giúp ngăn chặn động thai.
Chị em có thể rang đậu đen dùng làm nước uống hàng ngày, hoặc dùng để nấu chè, nấu cháo… rất tốt cho hệ tiêu hóa và tăng cường dưỡng chất cho mẹ bầu nuôi thai nhi.
9. Trái cây chứa nhiều vitamin E, C
Bổ sung hoa quả giúp hạn chế táo bón tăng cường vitamin
Các loại trái cây như: nho, bưởi, cam, quýt hay bơ là nguồn cung cấp vitamin C và E giúp nâng cao sức đề kháng cho mẹ bầu. Các loại trái cây này giúp bổ sung vitamin B và folate giúp ngăn chặn dị tật bẩm sinh.
Bà bầu bị động thai không nên ăn gì?
Dưới đây là nhóm thực phẩm mẹ bầu không nên ăn để tránh bị động thai, dọa sảy thai:
1. Đu đủ xanh
Đu đủ xanh hầm móng giò được dùng để kích thích tuyến sữa nhưng chỉ nên dùng cho phụ nữ sau sinh hoặc những người đang cho con bú. Tuy nhiên, bạn không nên dùng khi đang mang thai. Nhóm thực phẩm này có thể chứa thành phần khiến bị co bóp tử cung, động thai, sảy thai.
2. Dứa (thơm)
Dứa có chứa hoạt chất gây co bóp tử cung
Quả dứa cũng chứa hoạt chất bromelain làm tăng nguy cơ sảy thai ngoài ý muốn. Chị em bị động thai không nên ăn dứa ở thời tam cá nguyệt đầu tiên và tam cá nguyệt thứ 2. Trong tháng cuối thai kì, chị em có thể ăn nhiều dứa để giúp tử cung co bóp, giúp dễ sinh.
3. Rau má
Rau má có thể được dùng để nấu canh giúp thanh nhiệt giải độc, lợi tiểu, ổn định huyết áp, ngăn chặn táo bón. Rau má là thực phẩm rất dễ gây sảy thai không nên dùng cho bà bầu đang dọa sảy.
4. Nội tạng động vật
Nội tạng động vật là nhóm thực phẩm chứa nhiều cholesterol, chất béo không lành mạnh và các loại kí sinh trùng không tốt cho bà bầu. Bạn nên tránh ăn nội tạng động vật để ổn định cân nặng, tránh gây hại cho thai nhi.
5. Rau chùm ngây
Rau chùm ngây vốn là loại rau cung cấp nhiều vitamin A, C, sắt, canxi và kali nhưng được bác sĩ khuyến cáo không dùng cho bà bầu bị dọa sảy thai. Lí do là bởi trong rau chùm ngây có chứa alpha-sitosterol khiến mềm tử cung và gây co thắt đột ngột. Nếu bạn sử dụng thực phẩm này trong 3 tháng đầu hoặc khi cơ thể đang sẵn các dấu hiệu dọa sảy thai rất nguy hiểm.
6. Phô mai
Phô mai chưa tiệt trùng có nhiều vi khuẩn gây hại cho đường ruột
Phô mai thường chưa được tiệt trùng nên có chứa khuẩn listeria, làm tăng nguy cơ nhiễm khuẩn đường ruột khiến chị em dễ bị sảy thai ngoài ý muốn. Nhất là các loại phô mai mềm được làm trực tiếp từ sữa chưa tiệt trùng như Gorgonzola, hay Roco pho… mẹ bầu không nên dùng.
7. Đồ tươi sống
Các loại rau sống, sushi, gỏi cá đều có thể đe dọa đường ruột của mẹ bầu, làm tăng nguy cơ tiêu chảy, ngộ độc thực phẩm dẫn đến đe dọa thai kì.
8. Các chất kích thích
Nếu bạn có thói quen dùng caféin, rượu, bia nên từ bỏ ngay bởi các đồ uống có chứa chất kích thích chính là nguyên nhân gây thai nhẹ cân, thiếu máu thai kì, cao huyết áp, sảy thai…
Bài viết đã giúp bạn trả lời câu hỏi bị động thai nên ăn gì và không nên ăn gì rồi phải không? Mong rằng bạn đã có thêm nhiều kiến thức bổ ích để xây dựng chế độ ăn lành mạnh, sớm mẹ tròn con vuông!
-
Ngôi thai ngược được hiểu là khi đầu của bé quay về phía ngực của...
-
Tình trạng dây rốn quấn cổ còn được gọi là tràng hoa quấn cổ có...
-
Ra máu khi mang thai tháng cuối còn được gọi là máu báo sinh. Hiện...
-
Khi mang thai, tình trạng ra máu luôn khiến mẹ bầu lo lắng. Nhưng ra...
-
Tim thai là mốc quan trọng hàng đầu cho thấy thai nhi khỏe mạnh và...