10 bí quyết chữa đau đầu khi mang thai không cần dùng thuốc
Đau đầu khi mang thai do rất nhiều nguyên nhân
1. Do yếu tố hormone nội tiết
Khi mang thai, cơ thể của chị em có sự thay đổi rõ rệt về nồng độ hormone, khiến các mạch máu hoạt động kém hơn, dẫn đến biểu hiện đau đầu, mệt mỏi.
2. Do trọng lượng của thai nhi lớn
Những tháng cuối thai kì, trọng lượng thai nhi càng lớn càng gây sức ép đến máu huyết trong cơ thể, làm hệ thần kinh bị ảnh hưởng. Não không nhận đủ máu sẽ dẫn đến tình trạng đau đầu khi mang thai.
3. Chế độ ăn uống kém
Các chị em thường xuyên uống ít nước, không ăn uống điều độ, hay ăn bánh kẹo ngọt, thức ăn nhanh, không ăn rau xanh đều gây nhiều hệ lụy đến cơ thể. Nếu chị em để cơ thể quá đói cũng dẫn đến hạ đường huyết, gây đau đầu khi mang thai. Ngoài ra, những chị em có thói quen sử dụng các chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá, cafein đều có thể gây mất ngủ, căng thẳng thần kinh, đau đầu.
4. Do tác động của môi trường
Môi trường sống và làm việc của mẹ bầu nếu có các chất hóa học, khói bụi, thường xuyên có tác động của khói thuốc lá… đều có thể gây ảnh hưởng đến mẹ và thai nhi. Mẹ bầu có thê rbij đau đầu, căng thẳng, khó ngủ, mệt mỏi kéo dài.
5. Do một số bệnh lý
Chị em có thể bị đau đầu do cảm cúm
Nếu chị em mắc các bệnh lý như: bệnh viêm xoang, nghẹt mũi, dị ứng, trầm cảm… đều có thể dẫn đến tình trạng đau đầu.
Ngoài ra, với những chị em mang thai tháng cuối, đau đầu cũng là biểu hiện của tiền sản giật rất nguy hiểm. Nếu chị em có biểu hiện đau đầu, nước tiểu màu sắc lạ, phù chân, thay đổi thị giác… cần phải đi khám để được tư vấn sớm.
Đau đầu khi mang thai ảnh hưởng đến thai nhi như thế nào?
Đau đầu không chỉ khiến chị em bị ảnh hưởng đến sinh hoạt mà còn có thể đe dọa thai nhi, nhất là với những chị em mang thai 3 tháng đầu. Đau đầu có thể dự báo các bệnh lý: cao huyết áp, sưng phù cơ thể, tổn thương gan, thận…
Nhất là với những chị em mang thai muộn ngoài 35 tuổi các biểu hiện đau đầu còn có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi. Đau đầu còn là nguyên nhân gây mất ngủ trầm trọng, cơ thể suy nhược, căng thẳng đầu óc.
Nếu chị em gặp phải triệu chứng đau đầu kèm theo các biểu hiện dưới đây cần phải lập tức tới gặp bác sĩ để được kiểm tra:
- Bàn tay, bàn chân sưng phù, thậm chí phù nề mặt.
- Sốt cao.
- Đau nửa đầu, đau cứng cổ.
- Khả năng nghe nhìn kém, rối loạn thị giác
- Đau bụng trên và đau dưới sườn.
- Tăng cân đột ngột.
- Rát họng, nghẹt mũi, đau răng.
- Đau đầu do chấn thương hoặc sau khi sử dụng các thiết bị điện tử.
Xem thêm: Phải làm gì khi bị đau bụng lâm râm khi mang thai?
Mách bạn 10 cách chữa đau đầu khi mang thai không cần dùng thuốc
1. Uống trà gừng
Trà gừng giúp giảm đau đầu mệt mỏi
Trà gừng có tác dụng kháng viêm, giảm đau hiệu quả. Chị em hãy dùng 1 ly trà gừng nóng rồi nằm nghỉ ngơi để thấy rõ hiệu quả.
2. Dùng túi chườm
Nếu chị em bị đau đầu do ảnh hưởng của bệnh viêm xoang có thể dùng túi chườm ấm quanh mắt và mũi. Nếu bạn bị đau đầu, cổ do stress, căng thẳng có thể chườm lạnh để giảm cơn khó chịu.
3. Tắm nước nóng
Chị em có thể giảm bớt cơn khó chịu bằng cách tắm thư giãn bằng nước nóng hoặc rửa mặt bằng nước lạnh.
4. Dùng tinh dầu
Một số loại tinh dầu quế, oải hương, bạc hà có thể làm giảm nhanh cơn đau. Đây là các loại hương làm từ nguyên liệu có trong tự nhiên nên mẹ bầu có thể yên tâm sử dụng.
5. Tập thể dục
Tập thể dục nhẹ nhàng cũng là cách tốt để máu huyết được lưu thông giúp giảm đau đầu khi mang thai.
6. Xây dựng chế độ dinh dưỡng
Một chế độ dinh dưỡng đầy đủ và hợp lý có thể giúp mẹ bầu cải thiện các triệu chứng khó chịu khi mang thai. Mẹ bầu nên tăng cường các thực phẩm giàu sắt, vitamin E, C để tăng sức đề kháng cho cơ thể. Bạn cũng tuyệt đối không để bị đói sẽ dẫn đến hạ đường huyết, đau đầu, choáng ngất.
Ngoài ra, chị em cũng nên tăng cường lượng nước, uống ít nhất 3-4 lít nước mỗi ngày, tránh xa các loại nước ép có ga, trái cây, rượu, bia, thuốc lá và các loại thịt chế biến sẵn.
Chị em cũng cần tăng cường các loại thực phẩm hỗ trợ lưu thông máu như: sữa tươi, khoai tây, rau xanh, hoa quả, bông cải xanh…
7. Hạn chế căng thẳng
Chị em nên tránh xa stress, căng thẳng quá độ. Bạn nên giảm thiểu áp lực công việc, chia sẻ tâm sự nhiều hơn với người thân và bạn bè để đầu óc được thoải mái. Ngủ đủ giấc cũng là một cách tốt để giảm đau nửa đầu.
8. Massage
Để giảm đau đầu bạn có thể massage vùng thái dương hoặc bấm các huyệt đạo quanh trán đều có hiệu quả tốt.
9. Đắp khăn mát
Nếu bạn bị đau đầu kèm theo triệu chứng sốt, mệt có thể đắp khăn lên trán để hạ nhiệt, giảm khó chịu.
10. Bổ sung dưỡng chất cho bà bầu
Chị em có thể sử dụng các loại vitamin, DHA, sắt, canxi, acid folic… theo chỉ dẫn của bác sĩ chuyên khoa để hỗ trợ tăng sức đề kháng, giảm các triệu chứng khó chịu khi mang thai.
Khang mẫu nhi – Đồng hành cùng thai kì khỏe mạnh
Khang mẫu nhi hỗ trợ thai kì khỏe mạnh
Khang mẫu nhi là sản phẩm được bào chế dựa trên nghiên cứu ứng dụng từ bài thuốc cổ “Thái sơn bàn thạch thang” nổi tiếng an thai thánh dược. Sản phẩm Khang mẫu nhi được chiết xuất từ các thảo dược rất tốt cho máu huyết của bà bầu như: Đương quy, Bạch truật, Hoàng cầm, Đỗ trọng… vừa tác động vào can Tỳ, Thận, vừa giúp tăng cường chức năng lưu thông máu, giảm nhanh các triệu chứng đau bụng, ra huyết, đau đầu, thiếu máu khi mang thai.
Ngoài ra, Khang mẫu nhi còn có thành phần là các dược liệu hỗ trợ an thai rất tốt như: Củ gai, Tục đoạn, Sa nhân… giảm nhanh các biểu hiện động thai, dọa sảy thai.
Bạn nên sử dụng Khang mẫu nhi mỗi ngày kết hợp với ăn uống lành mạnh, nghỉ ngơi điều độ để thai kì khỏe nhé!
-
Ngôi thai ngược được hiểu là khi đầu của bé quay về phía ngực của...
-
Tình trạng dây rốn quấn cổ còn được gọi là tràng hoa quấn cổ có...
-
Ra máu khi mang thai tháng cuối còn được gọi là máu báo sinh. Hiện...
-
Khi mang thai, tình trạng ra máu luôn khiến mẹ bầu lo lắng. Nhưng ra...
-
Tim thai là mốc quan trọng hàng đầu cho thấy thai nhi khỏe mạnh và...