Phải làm gì khi bị tụ dịch màng nuôi nhưng không ra máu
Bài viết liên quan:
Phải làm gì khi bị tụ dịch màng nuôi khi mang thai
Tụ dịch màng nuôi bao nhiêu mm là nguy hiểm?
Tụ dịch màng nuôi là gì? Những dấu hiệu nhận biết
3 tháng đầu của thai kỳ là thời điểm nhạy cảm nhất rất dễ xảy ra động thai, dọa sảy thai, tụ dịch màng nuôi, dẫn đến tăng khả năng sảy thai ngoài ý muốn. Tụ dịch màng nuôi được hiểu là có xuất hiện lớp dịch tương tự như máu phía bên dưới màng nuôi – khu vực ngăn cách giữa tử cung và túi thai.
Một số trường hợp bị tụ dịch nhẹ, lớp dịch này nhỏ và có thể tự tiêu biến dần khi thai nhi phát triển, nhưng nếu bạn vận động nhiều, lao động nặng nhọc có thể khiến lớp dịch lan rộng, túi thai bị bóc tách nghiêm trọng gây sảy thai.
Nguyên nhân gây tụ dịch màng nuôi thường không rõ lí do. Mẹ bầu chủ yếu phát hiện tụ dịch do đi thăm khám, siêu âm định kì. Một số dấu hiệu giúp mẹ bầu nhận biết tụ dịch màng nuôi như sau:
- Mẹ bầu bị ra máu màu nâu hoặc đỏ tươi.
- Âm đạo ra dịch bất thường, màu hồng nhạt hoặc nâu, khí hư nhiều.
- Đau bụng âm ỉ.
- Đau mỏi vùng thắt lưng.
Tuy nhiên rất nhiều mẹ bầu khi đi siêu âm phát hiện có tụ dịch nhưng không thấy ra máu. Tình trạng này do đâu và có nghiêm trọng không?
Hình ảnh siêu âm tụ dịch màng nuôi
Tụ dịch màng nuôi nhưng không ra máu
Trường hợp tụ dịch màng nuôi bị ra máu là do các cục máu đỏ vón cục và máu loãng ở túi thai và thành tử cung, khi người mẹ vận động sẽ khiến lượng máu này rỉ ra và thoát ra ngoài. Những cục máu nhỏ này không trôi ra ngoài mà bám dưới bánh nhau thì được gọi là bong nhau kín. Vì vậy, nếu mẹ bầu cảm thấy bị đau mỏi lưng, đau bụng nhưng không thấy ra máu thường rất chủ quan dẫn đến tụ dịch nặng nề hơn.
Bị tụ dịch màng nuôi nhưng không ra máu được đánh giá là mức độ nguy hiểm, khiến mẹ bầu không lường trước được, chủ quan và đi khám muộn có thể gây ảnh hưởng đến thai nhi.
Tốt nhất khi có các biểu hiện đau bụng, đau mỏi lưng mẹ bầu nên đi thăm khám để được bác sĩ tư vấn và đưa ra biện pháp điều trị cụ thể.
Mách bạn những cách trị tụ dịch màng nuôi hiệu quả nhất
1. Điều trị tụ dịch màng nuôi theo Tây y
Tùy vào mức độ tụ dịch và thể trạng của mẹ bầu mà bác sĩ có thể tư vấn bạn sử dụng thuốc uống, đặt hoặc tiêm nội tiết để tăng cường bổ sung hormone giữ thai.
Nếu có biểu hiện đau bụng cần uống thuốc giảm co bóp tử cung theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.
2. Điều trị tụ dịch màng nuôi theo Đông y
Trong Y học cổ truyền, các loại dược liệu quen thuộc như: Củ gai, Tục đoạn, Sa nhân, Đỗ trọng, A giao… rất tốt để cầm máu, dưỡng huyết, an thai. Mẹ bầu có thể tham khảo sản phẩm Khang Mẫu Nhi được bào chế từ các dược liệu trên, đúc kết từ bài thuốc “Thái sơn bàn thạch thang” nổi tiếng trong Y học cổ truyền kết hợp với các dược liệu bổ máu như: Đương quy, Đảng sâm, Hoàng cầm… giúp bổ máu, tăng cường sức đề kháng cho mẹ bầu.
Khang Mẫu Nhi được bào chế 100% từ dược liệu Đông y giúp dưỡng huyết an thai
Chăm sóc bà bầu bị tụ dịch màng nuôi như thế nào?
Mẹ bầu bị tụ dịch màng nuôi có thể tham khảo một số món ăn dân gian như: củ gai nấu gà ác; củ gai hầm móng giò hoặc củ gai nấu với bồ câu…đem lại hiệu quả an thai rất tốt. Ngoài ra, mẹ bầu cũng cần chú ý:
- Nghỉ ngơi tuyệt đối, không làm việc căng thẳng đầu óc, tránh leo trèo cầu thang, đi lại nhiều.
- Mẹ bầu cần chú ý không nên quan hệ tình dục trong thời điểm nhạy cảm này.
- Chú ý ăn nhiều rau xanh, hoa quả tươi, bổ sung đủ nước cho cơ thể.
- Bổ sung vitamin, khoáng chất cần thiết cho thai kì theo chỉ dẫn của bác sĩ chuyên khoa.
- Mẹ bầu nên thăm khám thường xuyên để phát hiện sớm vết tụ dịch có lan rộng hay không và đưa ra biện pháp điều trị thích hợp.
Tụ dịch màng nuôi nếu được phát hiện sớm không đáng lo ngại. Sản phẩm Khang Mẫu Nhi được nhiều mẹ bầu tin dùng giúp bổ huyết, dưỡng thai hiệu quả. Khang Mẫu Nhi được Bộ Y tế kiểm duyệt đạt chuẩn GMP và được mẹ bầu tin tưởng sử dụng.
Nếu bạn đang gặp phải những rắc rối trong thai kì hãy liên hệ tới hotline: 0982.91.55.53 để được hỗ trợ kịp thời.
-
Ngôi thai ngược được hiểu là khi đầu của bé quay về phía ngực của...
-
Tình trạng dây rốn quấn cổ còn được gọi là tràng hoa quấn cổ có...
-
Ra máu khi mang thai tháng cuối còn được gọi là máu báo sinh. Hiện...
-
Khi mang thai, tình trạng ra máu luôn khiến mẹ bầu lo lắng. Nhưng ra...
-
Tim thai là mốc quan trọng hàng đầu cho thấy thai nhi khỏe mạnh và...