Bóc tách túi thai có nguy hiểm đến thai nhi không?
Bóc tách túi thai là gì?
Bóc tách túi thai là tình trạng phát hiện có máu tụ bao bọc túi thai. Tình trạng này chỉ được phát hiện qua những kĩ thuật siêu âm chẩn đoán, khi nhận thấy bánh nhau bị tách một phần ra khỏi niêm mạc tử cung.
Bánh nhau là nơi kết nối sự sống của thai nhi với người mẹ, nhận dinh dưỡng, ô xi từ mẹ để thai phát triển mỗi ngày. Nếu bánh nhau tách ra khỏi niêm mạc tử cung đương nhiên sẽ dẫn tới quá trình hấp thụ dinh dưỡng và ô xi bị cản trở, bào tai còn dễ bị đào thải ra ngoài.
Bóc tách túi thai thường xảy ra ở 3 tháng đầu của thai kì. Khi siêu âm bác sĩ sẽ chẩn đoán thai bị bóc tách bao nhiêu %, và tỷ lệ bóc tách càng lớn thì phôi thai sống sót càng thấp.
Muốn khẳng định mình chắc chắn có bị bóc tách túi thai hay không bạn nên tới cơ sở y tế uy tín để siêu âm bởi vì trong những tuần đầu tiên của thai kì, hình ảnh túi thai có thể không được làm rõ.
Hình ảnh túi thai đang bị bóc tách ra khỏi thành tử cung
Dấu hiệu của bóc tách túi thai là gì?
Nhận biết bóc tách túi thai không khó. Một số dấu hiệu bóc tách túi thai điển hình như:
- Xuất huyết âm đạo: Lượng máu có thể ít, máu màu đỏ hoặc nâu
- Dịch nhầy tử cung nhiều, màu hồng phớt như lẫn máu.
- Đau âm ỉ vùng bụng dưới.
- Đau lưng nhiều ngày không dứt.
Trong đó dấu hiệu đau bụng dưới và ra máu là phổ biến nhất ở chị em mang thai 3 tháng đầu. Tốt nhất bạn nên tới gặp bác sĩ chuyên khoa để được thăm khám và tư vấn cụ thể.
Nguyên nhân gây bóc tách túi thai là gì?
Có rất nhiều nguyên nhân gây bóc tách túi thai như:
- Do thai đã chết lưu và cần được đẩy ra ngoài.
- Do mẹ vận động mạnh, mang vác vật nặng khi mang thai.
- Do bệnh lý từ cơ thể người mẹ như: u xơ tử cung, u nang tử cung, lạc nội mạc tử cung, sẹo tử cung… đều ảnh hưởng không nhỏ đến sự phát triển của thai nhi.
- Do cấu tạo bất thường của tử cung: Mẹ bị tử cung hai sừng, tử cung dị tật, tử cung có vách ngăn đều nguy hiểm đến thai.
- Do mẹ mắc bệnh huyết áp, tiểu đường, suy tim, bệnh về máu…
- Do mẹ sử dụng các chất kích thích, bia rượu.
- Do thai nhi có bất thường về nước ối, bị nhiễm khuẩn hoặc nhiễm độc…
Nguyên nhân gây bóc tách túi thai rất nhiều và hầu hết là những nguyên nhân bất khả kháng nhưng có thể can thiệp điều trị được. Bạn phát hiện bóc tách túi thai càng sớm, hiệu quả điều trị càng cao, nhanh chóng lấy lại con đường kết nối dinh dưỡng từ mẹ sang con.
Xem thêm: Nỗi lo của mẹ bầu: Bóc tách túi thai nhưng không ra máu phải làm sao?
Bóc tách túi thai nguy hiểm như thế nào?
Khi bạn khám thai sẽ được bác sĩ khoanh vùng kích thước bao nhiêu % bóc tách. Tùy thuộc vào kích thước này mà mức độ nguy hiểm cũng khác nhau. Nếu trường hợp bóc tách trên 50% có thể ảnh hưởng đến tim thai và gây xuất huyết nặng cho mẹ. Cụ thể tỉ lệ bóc tách túi thai nguy hiểm như sau:
- Bóc tách túi thai 10%: Tình trạng bóc tách ít, chủ yếu bình phục nhanh sau khi người mẹ dùng thuốc an thai và nghỉ ngơi đúng chỉ dẫn của bác sĩ.
- Bóc tách túi thai khoảng 20%: Đây được coi là dấu hiệu dọa sảy thai khá nghiêm trọng cần được nghỉ ngơi hoàn toàn, không đi lại, không quan hệ tình dục và dùng thuốc theo hướng dẫn.
- Bóc tách túi thai 30%: 50% thai nhi có khả năng bị lưu thai, dọa sảy thai, sảy thai, nhất là những trường hợp mang thai trước 20 tuần.
- Bóc tách túi thai 50%: Tỉ lệ sảy thai lên tới 90%.
Tâm lý của người mẹ ảnh hưởng rất nhiều đến sự bình phục của thai nhi, vì thế bạn tuyệt đối không khóc lóc, căng thẳng quá độ, giữ tinh thần thoải mái, làm theo đúng lời dặn của bác sĩ để bảo vệ thai nhi.
Phải làm gì khi bị bóc tách túi thai?
Sản phụ bị bóc tách túi thai cần chú ý:
- Nằm nghỉ ngơi hoàn toàn, không đi lại nhiều, không mang vác những vật nặng.
- Hạn chế tối đa đi lại, nhất là leo cầu thang.
- Xây dựng thực đơn ăn uống bổ sung nhiều vitamin, khoáng chất cho thai nhi, uống đủ 2 lít nước mỗi ngày, hạn chế ăn đồ ăn sẵn, thức ăn nhiều dầu mỡ.
- Sống lành mạnh, tránh xa các chất kích thích.
- Không xoa bụng, đấm lưng.
- Không stress, căng thẳng.
- Khám thường xuyên và nghe tư vấn của bác sĩ sản khoa.
- Kiêng quan hệ vợ chồng.
Bóc tách túi thai chỉ là tình trạng nguy hiểm tạm thời, hoàn toàn có thể chữa khỏi và thai nhi vẫn phát triển khỏe mạnh bình thường.
Điều trị bóc tách túi thai như thế nào cho hiệu quả nhất?
Bóc tách túi thai sẽ được bác sĩ tư vấn sử dụng các loại thuốc dưỡng thai, an thai. Hầu hết các chị em lựa chọn phương pháp sử dụng các thảo dược tự nhiên giúp an thai theo Y học cổ truyền. Lí do là bởi các loại thuốc của Tây y có tác dụng giảm co bóp tử cung nhưng lại gây rất nhiều tác dụng phụ không mong muốn như chóng mặt, buồn nôn, tụt huyết áp, tăng men gan… Trong khi dược liệu Đông y là những cây cỏ tự nhiên được lưu truyền trong các bài thuốc dân gian từ hàng ngàn năm, không gây tác dụng phụ và giúp an thai vô cùng hiệu quả.
Khang mẫu nhi hỗ trợ thai kì khỏe mạnh cho bà bầu
Hiểu được nỗi lo của sản phụ khi mang thai, Khang mẫu nhi ra đời dựa trên những nghiên cứu tỉ lệ vàng trong chiết xuất thảo dược lành tính của Đông y. Bằng công nghệ hiện đại, tinh chất dược liệu khoa học dưới dạng viên nang mềm đem lại sự tiện dụng cho các mẹ bầu, hiệu quả trong việc an thai, dưỡng thai.
Khang mẫu nhi có thành phần thảo dược số 1 trong an thai là Củ gai, Thục địa, Sa nhân, gia giảm thêm nhiều dược liệu tốt cho máu huyết, bồi bổ máu hàng đầu như: Đương quy, Hoàng cầm, Hoa hòe… Tất cả đều là những thảo dược quen thuộc của Y học cổ truyền, không gây tác dụng phụ cho người sử dụng.
Sử dụng Khang mẫu nhi mỗi ngày, kết hợp với nghỉ ngơi, ăn uống điều độ sẽ hỗ trợ giúp bạn có thai kì khỏe mạnh.
-
Ngôi thai ngược được hiểu là khi đầu của bé quay về phía ngực của...
-
Tình trạng dây rốn quấn cổ còn được gọi là tràng hoa quấn cổ có...
-
Ra máu khi mang thai tháng cuối còn được gọi là máu báo sinh. Hiện...
-
Khi mang thai, tình trạng ra máu luôn khiến mẹ bầu lo lắng. Nhưng ra...
-
Tim thai là mốc quan trọng hàng đầu cho thấy thai nhi khỏe mạnh và...