Bài thuốc Đông y chữa tụ dịch màng nuôi

04:04 Ngày 22/01/2021
Tỉ lệ sảy thai ở Việt Nam đang ở ngưỡng rất cao, chiếm khoảng 30%. Một trong những yếu tố làm tăng tỉ lệ sảy thai là do tụ dịch màng nuôi. Hãy cùng nghe bác sĩ Đông y lí giải về nguyên nhân gây tụ dịch màng nuôi và các bài thuốc điều trị tình trạng này dưới đây nhé!

Tụ dịch màng nuôi nguy hiểm như thế nào?

Tụ dịch màng nuôi là tình trạng tụ máu ở phần tiếp giữa nhau thai và tử cung. Phần tụ máu này có thể lan rộng ra và gây nguy hiểm cho thai nhi, làm túi thai bóc tách khỏi thành tử cung, dẫn đến sảy thai.

Tụ dịch màng nuôi chủ yếu xảy ra ở 3 tháng đầu thai kỳ. Tùy theo mức độ tụ dịch mà chị em có thể xuất hiện các triệu chứng với cường độ khác nhau như:

- Đau bụng ra máu.

- Chảy máu âm đạo.

- Dịch âm đạo bất thường (màu nâu, hồng nhạt).

- Phát hiện vết tụ dịch trên hình ảnh siêu âm mặc dù thai nhi vẫn có tim thai và đang phát triển.

bai-thuoc-tri-tu-dich-mang-nuoi-1

Hình ảnh tụ dịch màng nuôi 

Tụ dịch màng nuôi được chia làm 3 giai đoạn chính như sau:

- Giai đoạn 1:  Đây là trường hợp tụ dịch màng nuôi có kích thước nhỏ từ 1mm-5mm. Mức tụ dịch nhỏ như này không cần quá lo lắng, mẹ bầu nên nghỉ ngơi nhiều nhất có thể, ăn uống dưỡng thai là cơ thể sẽ khỏe lại.

- Giai đoạn 2: Tụ dịch màng nuôi ở giai đoạn trung bình, vết tụ khá lớn trong khoảng 6mm-12mm. Chị em sẽ nhận thấy các dấu hiệu rõ ràng hơn như xuất huyết, đau bụng, đau buốt lưng…

- Giai đoạn 3: Đây là giai đoạn rất nguy hiểm, vết tụ dịch có thể từ 12mm- 33mm. Nếu ở các giai đoạn trên bạn không điều trị kịp thời sẽ khiến vết tụ lan rộng dẫn đến đau bụng nhiều, mệt mỏi, tăng nguy cơ bị sảy thai.

Như vậy, tụ dịch màng nuôi rất nguy hiểm nếu không được can thiệp kịp thời. Mẹ bầu cần phải cẩn trọng khi phát hiện những dấu hiệu bất thường để đi khám và có biện pháp điều trị sớm.

Xem thêm: Tụ dịch màng nuôi bao nhiêu mm là nguy hiểm? 

Bài thuốc Đông y giúp điều trị tụ dịch màng nuôi hiệu quả

Y học cổ truyền cho rằng tụ dịch màng nuôi là do khí huyết hư nhược, mạch Xung và Nhâm yếu dẫn đến khí huyết hư, ảnh hưởng đến việc nuôi dưỡng thai nhi. Mẹ bầu nên tham khảo các bài thuốc dưỡng huyết, an thai như sau:

- Bài thuốc 1:

Bạch thược                     12g                       Chích thảo                     6g

Hoàng kỳ                       12g                       Thục địa                         12g

Xuyên khung                 8g                        Bạch truật                      12g

Đương quy                     12g                      Nhân sâm                      12g

Tô ngạnh                       12g                       Củ gai                            12g.

Bạn đem sắc thuốc uống mỗi ngày 1 thang chia làm 2 lần.

- Bài thuốc 2:

Sinh địa                         12g             Thục địa                         12g

Bạch thược                     8g               Hoài sơn                        12g

Tục đoạn                        12g             Hoàng cầm                     8g

Hoàng bá                       8g                         Cam thảo             6g.

Bạn đem sắc thuốc uống ngày 1 thang, chia làm 2 lần.

Sản phẩm Khang mẫu nhi – Hỗ trợ thai kì khỏe mạnh

Từ ngàn xưa, bài thuốc cổ “Thái sơn bàn thạch thang” đã được mệnh danh là thánh dược an thai trong Y học cổ truyền. Bài thuốc được đúc kết kinh nghiệm từ bài “Bát trân thang” giúp bổ tỳ kiện, tăng cường máu huyết, an thai cho mẹ bầu. Sản phẩm Khang mẫu nhi được nghiên cứu ứng dụng từ bài thuốc cổ phương này, giúp chị em giảm nhanh các triệu chứng đau bụng, ra máu, tụ dịch màng nuôi, an thai hiệu quả.

bai-thuoc-tri-tu-dich-mang-nuoi-2

Khang mẫu nhi đồng hành cùng "mẹ tròn con vuông"

Thành phần của Khang mẫu nhi gồm 100% là thảo dược tự nhiên như:

- Tục đoạn (Radix Dipsaci): Có vị cay, đắng, tác động chủ yếu vào kinh Can và Thận, chủ chỉ huyết, giảm đau lưng, chữa động thai.

- Củ gai (Radix Boehmer): Có tác dụng lợi tiểu, tiêu viêm, an thai, cầm huyết, tả nhiệt, trị đái dắt.

- Hoàng cầm (Radix Boehmer): Có vị đắng, tính hàn, tác động vào 6 kinh: Phế, Can, Tâm, Đởm, Đại tràng, Tiểu tràng với công năng thanh thấp nhiệt, lương huyết, chỉ huyết, giải độc, an thai. 

- Bạch truật (Rhizoma Atractylodis macrocephalae): Có vị ngọt, tính ấm, không độc, có tác dụng quy kinh Tỳ, Vị giúp mẹ bầu ăn uống tốt, dưỡng huyết an thai.

- A giao (Gelantinum Asini): Có vị ngọt, tình bình, tác động vào kinh Phế, Can, Thận đem lại công dụng: Tư âm dưỡng huyết, bổ phế nhuận táo, chỉ huyết an thai, rất tốt cho mẹ bầu bị chảy máu, dọa sảy.

- Hòe hoa (Styphnolobium japonicum ): Đây là thảo dược có vị ngọt, tính ấm, rất tốt cho tim mạch và tăng cường bổ máu cho bà bầu.

- Thục địa (Radix Rehmannia glutinosae praeparata): Thục địa có vị ngọt, tác dụng điều hòa kinh nguyệt, làm đen râu tóc, bổ thận , dưỡng âm, tiêu khát và trị ho suyễn.

- Đảng sâm (Radix Codonopsis): Đẳng sâm có vị ngọt, tính bình, tác dụng bồi bổ thận, sinh tân chỉ khát, trị đau nhức xương khớp, cải thiện suy nhược cơ thể và các chứng bệnh thường gặp ở nữ giới như băng huyết, bạch đới,…

- Đương quy ((Radix Angelicae sinensis): Đương quy có vị ngọt cay, tính ấm, tác dụng nhuận tràng, điều kinh, bổ huyết và mạnh gân xương. Ngoài ra đương quy còn được dùng để trị chảy máu tử cung và các chứng đau do ứ huyết.

- Bạch linh (Poria Cocos): Tác động vào Tỳ, Tâm, Thận, Phế giúp an thần, trị mất ngủ, phù nề khi mang thai.

- Bạch thược (Radix Paeoniae lactiflorae): Có vị đắng, tính hàn, hơi chua, tác động vào kinh Tỳ, Can, Thái âm, Thủ giúp dưỡng huyết, chỉ thống.

- Sa nhân (Elettaria cardamomum): Có vị cay, mùi thơm, tính ấm, tác dụng hành khí, hóa thấp, kiện tỳ, kháng khuẩn, kích thích tiêu hóa, rất tốt cho những chị em bị đau bụng, khó tiêu, nôn mửa, dọa sảy thai.

- Đỗ trọng (Eucommia ulmoides): Giúp bổ  Thận, Tâm, Can, ngăn ngừa cơn co tử cung, chuyên trị sảy thai nhiều lần.

Mỗi ngày mẹ bầu nên dùng từ 6 – 8 viên Khang mẫu nhi, kết hợp với ăn uống nghỉ ngơi để có công dụng tốt nhất. Sản phẩm có giấy phép đạt tiêu chuẩn GMP của Bộ Y tế, không gây tác dụng phụ nên mẹ bầu hoàn toàn yên tâm sử dụng.

Tags: Ra máu khi mang thai , Tụ dịch màng nuôi khi mang thai
ĐĂNG KÝ GẶP DƯỢC SỸ
Bài đọc nhiều nhất
Hỏi chuyên gia
KẾT NỐI VỚI CHÚNG TÔI